Đưa yến vào quy hoạch đúng
Dù con số khác nhau nhưng cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp đều thống nhất rằng gần như toàn bộ các căn nhà dẫn dụ yến hiện có đều xây dựng không có giấy phép, không quy hoạch. “Ngoại trừ 10 căn nhà yến ở Cần Giờ có giấy phép theo chương trình nuôi thí điểm của TP.HCM, tất cả nhà yến còn lại đều xây dựng tự phát không theo một quy hoạch nào” - ông Tuấn nói. Đặc biệt, đa số nhà yến được xây dựng ở các khu đô thị, nơi tập trung mật độ dân số cao, tác động tiêu cực đến môi trường sống của cộng đồng và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh cao. Ông Trần Quang Củi, phó giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang, cho biết đến thời điểm này Kiên Giang có 11/15 huyện thị, thành phố với 159 cơ sở nuôi yến, trong đó riêng thành phố Rạch Giá có 95 cơ sở.
Tương tự, ở Ninh Thuận hiện có 77 cơ sở nuôi yến thì thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có gần 60 cơ sở. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, nhà yến xây mới ngày một nhiều nhưng hiệu quả đầu tư thì không cao như mong đợi. “Rất nhiều nhà yến xây dựng xong đã lâu nhưng đến nay không có yến về” - bà Đặng Phạm Minh Loan, tổng giám đốc Công ty CP Yến Việt (Ninh Thuận), nói. Chẳng hạn tại Cần Giờ, nơi tập trung khoảng 200 nhà yến, dù mỗi nhà yến đầu tư hàng tỉ đồng nhưng đến nay tỉ lệ nhà có chim yến chỉ chiếm trên 50%.
Trong khi đó tại Phan Rang-Tháp Chàm chỉ có 27/59 cơ sở nuôi có chim yến trú ngụ Ông Nguyễn Xuân Dương, cục phó Cục Chăn nuôi, cho rằng việc xây dựng nhà yến theo phong trào đã khiến nhiều nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng khi nhà xây xong nhưng yến không về. Cùng với việc lần đầu tiên tại VN (và trên thế giới) phát hiện dịch bệnh cúm gia cầm trên chim yến hồi tháng 4, đã đến lúc cần đưa nghề nuôi chim yến vào ngành kinh doanh có điều kiện.
Khó quản lý chim trời như gà công nghiệp
Để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng, Nhà nước cần có những quy định nghiêm ngặt về quy trình nuôi, quy trình chế biến yến sào trước khi đưa ra thị trường” - ông Tuấn nói. Các doanh nghiệp khác cũng cho biết họ hoàn toàn đồng ý đưa nghề nuôi chim yến thành ngành có điều kiện nhưng không nhất trí quan điểm phải xây dựng nhà yến trong khu quy hoạch. “Chim yến là loài tự nhiên hoang dã chứ không như con gà công nghiệp, cơ sở nào để Bộ NN&PTNT cũng như các địa phương biết chúng sẽ ở đâu mà lập quy hoạch. Nếu cứ làm theo chủ quan thì nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro khi xây dựng xong nhưng không có chim về ở” - một nhà đầu tư nuôi yến tại Long An cho biết.
Đồng quan điểm này, bà Đặng Phạm Minh Loan cho rằng yến là loài chim hoang dã có tập tính khác biệt với các vật nuôi đã thuần hóa. Chúng ở nơi nào chúng thích chứ không theo ý muốn của con người dù có áp dụng những biện pháp dẫn dụ nào đi chăng nữa. Theo tập tính “ham vui”, tại một khu vực nhất định, nhà yến nào càng có nhiều yến ở thì càng có cơ hội thu hút được nhiều chim yến hơn nữa. Do đó, cơ hội cho những nhà yến xây sau trong cùng khu vực là không nhiều. “Việc bắt buộc các nhà đầu tư phải xây dựng nhà dẫn dụ yến trong một khu vực nhất định là không hợp lý” - bà Loan nói. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn - viện trưởng Viện Chăn nuôi, các nhà quản lý đang cố gắng kiểm soát một loài vật khi chưa có hiểu biết đầy đủ về nó. “Hiện VN chưa có một nghiên cứu đầy đủ về các chủng loại chim yến, tập tính, phân bố, khả năng lây truyền dịch bệnh...
Do đó, nếu cứ áp dụng việc quy hoạch nuôi yến là rất khó” - ông Sơn nói. Theo ông Sơn, Malaysia không quy định điều kiện nuôi nhưng lại quy định rất chặt chẽ việc chế biến sản phẩm yến sào. Do đó, VN chỉ nên quy định những vùng nào cấm nuôi yến như vùng đô thị có mật độ dân cư đông, trường học, bệnh viện..., còn lại là vùng được nuôi sẽ khả thi hơn. Ở Indonesia, trước năm 1996, thời kỳ đầu của ngành nuôi chim yến, ván Teak (Giả Tị) được chọn dùng vì nhiều nhà chim yến tự nhiên vào ở là dùng ván Teak làm rui kèo cột, đòn tay.., chim yến làm tổ trên các tấm ván này. Ván giả tị có đặc điểm tốt cho chim yến làm tổ là thớ gỗ lớn, xốp nhẹ, hút nước nhanh, còn ván căm xe, gỏ, trắc …dùng không hiệu quả vì thớ gỗ nhỏ, cứng nặng, hút nước chậm ít .. và đắt tiền.
Các nhà khoa học và chủ nhà yến đã khảo sát và kết luận chim yến thích gắn tổ lên trên các tấm ván vì chim dể bám hơn trên tường gạch đá. Nhà yến có nhiều tấm ván thì chim gắn nhiều tổ, nhà chỉ có vài tấm ván thì có tổ ít. Khi chim treo mình làm nền tổ, nước bọt phun ra ván hút nước tốt hấp thu khô nhanh nên chim làm nền tổ xong nhanh, chim không bị mệt mỏi vì chân và cơ bắp không phải hoạt động nhiều khi chim treo mình làm tổ. Nền tổ làm nhanh thì tổ được xong sớm. Nền tổ dày cứng sẽ giữ tổ, trứng và chim non được chắc chắn. Ván giả tị không mùi, không có vị đắng và ít bị mạt gỗ xâm hại, khi đóng chắc chắn không lung lay, đây là một yếu tố quan trọng để chim yến đeo bám lên ván ở lại nhà yến.
Lý do có ván SWO-2
. Ván dùng cho chim yến làm tổ được gọi là SWO-2 chử viết tắt của Swiftlet Wood Owen-2, ván chim yến làm tổ được sấy 2 lần. SWO-2 là qui trình để sản xuất ván cho chim yến làm tổ và gọi quen là ván SWO-2. Các nhà nuôi chim yến ở Indonesia sử dụng ván này thành công, số lượng nhà nuôi chim yến phát triển cực nhanh, đến năm 2006 là 160.000 nhà và đến năm 2012 trên 200.000 nhà. Ván SWO-2 được làm từ các loại gỗ tạp rẻ tiền, không có vị đắng, không mùi, không cứng, thớ gỗ không dày, sấy khô không bị công vênh và diệt hết côn trùng, nấm mốc có trên ván. Ván nhẹ dễ gắn lên trần, dễ cưa cắt, đóng vửng chắc, ít bị ảnh hưởng thời tiết môi trường và thời gian sử dụng trên 20 năm.
Lý do ván phải sấy 2 lần là do ván có thớ gổ lớn thô, để tránh công vênh, phải thực hiện hai lần sấy, sấy lần đầu chỉ cần đạt độ ẩm nhỏ hơn 20% là lấy ra hồi ẩm và có thể cho xử lý ngâm tẩm phòng ngừa mối mọt, nấm mốc rồi cho sấy lần thứ hai đạt độ ẩm nhỏ hơn 10%, sau khi hồi ẩm, ẩm độ của ván 9-10%. Ván không bào để thô nguyên vết cưa cho chim bám làm tổ dể. Từ sau năm 2011, ván SWO-2 với lý do sợ những dâm của thớ gỗ đâm vào thân chim yến khi treo mình ngủ, ván được bào hai mặt và làm thêm các rảnh cạn 0,7-1 mm, rộng hơn 1mm, mỗi rảnh cách nhau 1-1,2 cm để cho chim dể treo thân ngủ và làm nền tổ dể dàng hơn. Ván SWO-2 có 2 qui cách dày 2 cm, rộng 15 cm và dày 2 cm, rộng 20 cm. Ở Indinesia và Malaysia các nhà yến vẩn thích dùng ván rộng 15 cm. Ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia, các nhà yến dùng cả 2 loại rộng 15 cm và 20 cm
Các vật liệu khác dùng làm chổ cho chim yến làm tổ
Để có thể tái xuất yến sào vào lại thị trường Trung Quốc, năm 2012, Bộ Nông Nghiệp Malaysia phải cho phân loại 60.000 nhà yến và chỉ cấp giấy chứng nhận cho những nhà yến sử dụng ván có tổ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các nhà yến sử dụng tấm cement là không đạt yêu cầu vì cho rằng các chất phụ gia trong cement có hại cho người tiêu dùng tổ yến. Giữa năm 2012, Hiệp hội nuôi yến ở Malaysia đã tổ chức hội thảo tìm những biện pháp để sớm tái xuất yến sào vào thị trường Trung Quốc. Hội thảo có vài ngàn chủ nhà yến ở cả nước Malaysia tham dự nhưng đến nay, yến sào Malaysia vẩn chưa tái nhập vào thị trường Trung Quốc.
Các loại ván dùng chế biến xử lý theo tiêu chuẩn SWO-2 cho chim yến làm tổ.
Ở Thái Lan và Campuchia, dùng các loại gổ tạp nhẹ, không mùi, không vị đắng là trâm vàng, giẻ đỏ, sến, chò xót, dừa, thốt nốt, long mức, gáo nước….làm ván cho chim làm tổ. Ở Việt Nam thì dùng ván thông trắng Pinus amamiana, bạch tùng Podocarpus imbricatus, xoan nhà Melia azedarach, dái ngựa Swietenia mahagoni, sọ khỉ, tràm lai, dừa, trâm vàng, giẻ đỏ, chò xót, lòng mức, cây sến, gáo nước, mít nài, bằng lăng, sao …làm ván cho chim làm tổ Như vậy, các loại ván tạp rẻ tiền không có vị đắng, không mùi, không phân biệt nhẹ hay nặng đều có thể dùng xử lý theo qui trình SWO-2 thành ván cho chim yến làm tổ.
Theo khảo sát của chúng tôi trên 200 nhà yến ở nhiều tỉnh thành trên cả nước Việt Nam, ở Kampot, Sihanook Ville (Campuchia) Palem Chonburi Thái Lan thì sức hấp dẩn của mỗi loại ván với thời gian chim làm tổ không khác nhau như các nhà kỹ thuật ở Indonesia, Malaysia trước đây phát biểu. Chim yến vào ở trong nhà yến nhiều hay ít tùy thuộc vào vùng hoạt động của chim và môi trường của nhà yến, còn thời gian chim yến làm tổ hoàn toàn tùy thuộc vào thời kỳ sinh sản của chim.
Các nhà máy chế biến gổ ở Việt Nam dùng hóa chất vô cơ ngâm diệt mối mọt, nấm mốc có sử dụng được trong nhà yến được không ?
Ván tẩm những hóa chất này hoàn toàn không độc nên con người sử dụng và không có dư lưu vị đắng và mùi lạ thì chim yến vẩn làm tổ tốt. Thực tế về tính bền sử dụng của các hóa chất này chỉ duy trì 6-12 tháng, hàm lượng giảm dần và không còn nửa, khi sử dụng nếu ván này bị buộc ở trong môi trường thuận lợi cho nấm mốc hay mối mọt từ bên ngoài tấn công vào thì ván không còn khả năng chống đở vẩn bị nấm mốc, mối mọt tấn công khi nhà yến bị vận hành sai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét