Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

kiểm tra khi nhà nuôi chim yến không có chim vào ở và khả năng nghe của Chim Yến

  "Tại sao không có chim yến vào nhà ở?", "Cần kiểm tra vấn đề nào khi không có chim vào nhà ở?". Đây là những câu hỏi mà một số bạn đọc đã thắc mắc với chúng tôi

>> Học cách chưng yến sào ngon, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với mật ong phổ biến 

 Chúng tôi phân chia nguyên nhân trong nhà yến không có chim vào ở thành 2 nhóm nguyên nhân

 - Nguyên nhân khách quan: do từ yếu tố bên ngoài nhà yến tác động đến (vấn đề 1 đến vấn vấn đề 3)

 - Nguyên nhân chủ quan: do các yếu tố của chính ngôi nhà yến gây ra (vấn đề 4 đến vấn đề 9) Sau đây là các vấn đề cần kiểm tra và cách xử lý:



1. Khu vực xung quanh nhà nuôi chim không có nhà nuôi chim ?

>> Mời bạn tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chưng tổ yến lá dứa 
Cần phải kiểm tra và đánh giá lại lượng chim của khu vực xung quanh nhà nuôi chim yến trong vòng bán kính 2km và 10km.

2. Thời gian thực hiện gọi chim không đúng vào mùa sinh sản của chim yến.


Thông thường chúng ta chỉ có thể gọi những con chim non mới trưởng thành vào nhà nuôi chim yến của mình. Vì vậy khi gặp tình huống này, chúng ta không nên thất vọng vì không có chim yến vào nhà mình ở.

>> Yến chưng với đường phèn như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến với đường phèn hấp dẫn 

3. Thời gian thực hiện gọi chim khi thời tiết thay đổi thất thường (mưa nắng thất thường, gió thay đổi thất thường).


Cũng giống như trường hợp thứ 2. Khi gặp tình huống này chúng ta cũng không nên quá lo lắn và thất vọng, hãy chờ đợi đến thời gian trong năm thời tiết ổn định và thích hợp cho việc gọi chim.

4. Chim yến không đến bay lượn xung quanh nhà nuôi yến.

>> Để hiểu hơn về cách chưng yến với táo đỏ bổ dưỡng, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến táo đỏ đúng cách 

Cần xem xét thay đổi hệ thống âm thanh của loa phóng .

5. Chim yến có đến nhưng không bay vào cửa thu chim.


Cần xem xét lại hệ thống âm thanh của loa ngoài đặt tại cửa thu chim và xem xét lại thiết kế của của cửa thu chim.




6. Chim yến có bay vào cửa thu chim nhưng không bay lượn trong khu vực phòng bay dạo.

>> Mẹo chưng tổ yến thơm ngon ,mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến sào với nồi điện chuẩn 

Cần xem xét lại hệ thống âm thanh của loa ngoài và xem xét lại thiết kế của phòng bay dạo.

7. Chim yến có ở phòng bay dạo nhưng không bay vào khu vực phòng làm tổ


  Các vấn đề cần xem xét:

 - Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ


 - Mùi của nhà chim: khử mùi (nếu nhà mới xây) và chất tạo mùi cho nhà chim

 - Thiết kế cuả cửa ra vào phòng làm tổ (nếu nhà nuôi chim yến có ngăn phòng)

8. Chim yến có bay vào phòng làm tổ nhưng không ở lại qua đêm


Các vấn đề cần xem xét:

 - Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ

 - Ánh sáng ở khu vực phòng làm tổ

 - Mùi của nhà chim

 - Hệ thống thanh làm tổ

9. Chim không làm tổ sau 3 tháng có chim vào

>> Bí quyết làm món chè yến đậu xanh thơm ơi là thơm, mời bạn tham khảo bài viết: Hướng dẫn cách chưng yến với đậu xanh 

Các vấn đề cần xem xét:

 - Nhiệt độ bên trong nhà nuôi chim

 - Độ ẩm bên trong nhà nuôi chim

 - Địch họa của chim yến như kiến, gián, cú, dơi, chuột...

 - Hệ thống thanh làm tổ

 - Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ

Khả năng nghe của Chim Yến


Chim Yến rất nhạy với tiếng động, chúng dùng tiếng vang của bản thân để định vị vị trí trong bóng tối. Chúng tạo ra tiếng động “cạch cạch” trong khoảng âm độ của tai người có thể nghe được. Tiếng Yến gồm có 2 nhịp trong khoảng tần số 3-10 kHz cách nhau bởi một khoảng dừng từ 1-3 phần nghìn giây (milli giây). Khoảng cách giữa các nhịp rất đa dạng tùy thuộc vào mức độ của ánh sáng; trong điều kiện ánh sáng càng tối thì giai đoạn giữa các nhịp càng ngắn, cũng như khó nhìn chướng ngại vật, và khoảng cách giữa các nhịp nhanh hơn khi Chim Yến ở gần lối ra vào.





 Chim Yến cũng phát ra một loại âm thanh cho phép chúng dò đường về tổ của mình; cũng như thông báo cho những Chim Yến khác biết chúng đang tới gần. Có thể nói rằng chúng sử dụng tiếng “cạch cạch” để phân biệt từng cá nhân. Nói cách khác, Chim Yến sử dụng âm thanh và khả năng nghe để phân biệt mọi vật xung quanh nhiều hơn đôi mắt. Tần số nghe của Chim Yến dao động từ 5hz đến 20.000hz, chứng tỏ tai của chúng rất nhạy so với tai người (20-60hz) – 20Khz. Vì vậy Ampli mà chúng ta sử dụng trong nhà nuôi Yến phải đảm bảo phát ra âm thanh trong trẻo, rõ ràng, không được méo mó, hoặc gây nhiễu loạn.

Định vị tiếng vang của chim yến?

 
Hầu hết mọi loài chim dùng khả năng Định vị bằng tiếng vang để xác định ví vật trở ngại. Nhờ vào khả năng đó, Chim Yến có thể biết trước mặt chúng có chướng ngại vật gì hay không để có thể né tránh. Tương tự như vậy khi một nhà Yến sử dụng Ampli phát ra tiếng vang thì Chim Yến sẽ không bao giờ bay lại gần và không quay trở lại vì đối với chúng chướng ngại vật ở khắp nơi trong nhà. Thêm nữa, tần số nghe của Chim Yến rất nhạy nên chúng không cần âm thanh lớn để được thu hút. Bản thân Chim Yến có khả năng nghe từ xa với âm thanh rất nhỏ mà tai người không nghe được.

Chúng ta không thể sử dụng tần số con người nghe được để đo tần số chim Yến, nhiều nhà Yến đã ngộ nhận phương thức này và đây cũng là một trong nhiều lý do dẫn đến nhà Yến thất bại. Trên đây là một ý kiến thức kiến thức đã được chúng tôi tìm kiểm và tổng hợp kiến thức để sưu tầm về cho các bạn cùng tham khảo, nhằm mục đích có cái nhìn sâu sắc hơn trong ngành nuôi yến sào. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích được cho nhiều người, chúc các bạn thông công trong phi vụ kinh doanh nuôi yến sào nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét