* Tổng lợi nhuận của mùa vụ tính trong cả 1 năm. Không gây hại hoặc làm kém đi mùa thu hoạch tới.
* Tạo cơ hội và điều kiện đầy đủ nhất để chim yến phát triển và quần đàn không giảm sút. Làm sao tăng thêm nhiều thế hệ và cho chim tự ấp nở nhiều hơn khi thấy quần đàn chim yến bị giảm.
* Phải tính toán đến mối quan hệ mùa khô ráo và mùa mưa vì chim con nở ra phải vào lúc thức ăn thiên nhiên phong phú, có sẵn. Điều này hết sức quan trọng để chim yến sinh sống. Trên cơ sở đánh giá 1 cách tổng hợp về các phương pháp thu hoạch, mùa vụ tự nhiên, điều kiện môi trường, chất lượng tổ yến… có thể gợi ý 1 phương pháp thu hoạch lý tưởng như dưới đây:
Thu hoạch lần đầu theo phương pháp để cho chim tự ấp nở.
Thu hoạch lần 2 theo phương pháp cưỡng đoạt.
Để việc thu hoạch trứng 1 cách hiệu quả, ta cần sử dụng dụng cụ kiểm tra (gương soi có cần dài). Với dụng cụ này không cần chạm vào trứng vẫn đếm được số lượng trứng có trong mỗi tổ. Chất lượng của mùa thu hoạch này khá tốt, hình dáng tổ hoàn chỉnh và dày.
Thu hoạch lần ba với phương pháp bỏ trứng lấy tổ.
Thu hoạch lần 4 với phương pháp cho chim tự ấp nở trứng
Khi vào thu hoạch tổ chim cần chú ý :
* Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại chỗ ban đầu.
* Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố địch hại đối với chim, làm sao cho sản phẩm không bị thất thoát.
* Để cho tổ chim yến không bị gãy, tổn thương thì trước khi lấy tổ đi phải phun nước xung quanh chỗ tổ gắn vào xà gỗ. Tiếp đến dùng dao mỏng (dài 10cm, rộng 5cm) để gạt hớt nó. Đưa thanh dao vào giữa lớp tổ và tường đá hoặc xà gỗ sau đó quay nghiêng một góc 45 độ thì tổ sẽ bung ra khỏi chỗ bám. Nếu làm không cẩn thận tổ yến sẽ bị gãy vụn và kém giá trị. Cần phải có phương pháp thu hoạch, phải chi tiết và chắc chắn thì mùa vụ đó mới đạt được số lượng tổ nhiều nhất.
Nếu làm sai, sẽ dẫn đến hậu quả phá hủy sự phân bố của chim yến trong nhà yến, có thể chim yến cảm thấy mất yên tĩnh và rời chỗ. Để tránh trường hợp này, chủ nhà nuôi chim yến cần thiết nắm được kỹ thuật và thời gian thao tác Để có được 1 nhà yến phát triển tốt, tổ yến phải được thu hoạch đúng thời gian quy định và theo 1 phương pháp thích hợp. Có 1 số cách thu hoạch tổ yến:
Thu hoạch 4 lần trong 1 năm
* Thu hoạch lần đầu: tiến hành khi tổ đã làm xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Khi lấy tổ đi chim bắt buộc làm tổ lại ngay lập tức với tốc độ nhanh, có thể chỉ trong vòng 1 tháng. Phương pháp thu hoạch này được gọi là phương pháp cưỡng đoạt.
* Thu hoạch lần hai: Thực hiện lấy tổ khi chim làm xong tổ và đã đẻ 2 quả trứng. Lấy trứng đi rồi bật tổ ra. Tiếp tục chim sẽ làm lại tổ và đẻ trứng. Phương pháp thứ 2 này sẽ không làm khi trứng mới chỉ 1 quả. Phương pháp thu hoạch này gọi là phương pháp bỏ trứng lấy tổ.
* Thu hoạch lần thứ 3 và thứ 4 giống như lần 2.
* Cái lợi của phương pháp thu hoạch 4 lần trong 1 năm là thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng tổ yến tốt và tổng sản phẩm tổ yến trong 1 năm nhiều hơn. Nhược điểm của phương pháp này là không bảo vệ và gìn giữ được đàn yến, vì đàn yến không kịp phục hồi. Nếu cứ thực hiện liên tục tổng số lượng chim yến sẽ giảm, về lâu dài đàn chim sẽ cảm thấy mất yên tĩnh. Do có bản năng tự phòng vệ của loài, chim sẽ tìm chỗ mới yên tĩnh hơn. Mặt khác tổ chim dần dần nhỏ và mỏng hơn, bởi chim không đủ khả năng cân bằng sự sản xuất và chế tiết nước bọt theo kịp với thời gian làm tổ.
Thu hoạch 3 lần trong năm:
* Thu hoạch lần 1: Thực hiện theo phương pháp để cho chim tự ấp nở, chỉ lấy tổ khi trứng đã nở và chim con có thể bay ra tự mình kiếm ăn. Thông thường tổ yến được thu hoạch theo cách này có chất lượng không tốt lắm, màu tổ đã thay đổi, trở nên tối sẫm, nhưng từ sau thời kỳ này quần đàn yến sẽ tăng lên nhiều hơn vì nhiều chim con được nở ra tại đây (tư liệu Indo.- vùng xích đạo).
* Thu hoạch lần 2: Thực hiện theo phương pháp cưỡng đoạt. Tổ yến được lấy lúc đã làm xong nhưng chưa có trứng. Tiến hành thăm trứng vào mùa chim làm tổ phát đạt nhất. Phương pháp này nhằm mục đích kích thích chim làm tổ tiếp trong 1 thời gian ngắn nhất. Với cách kích thích này chim sẽ sản xuất và tiết nhiều nước bọt hơn để trong thời gian 40 ngày chim sẽ làm xong. Chất lượng mùa vụ thu hoạch lần 2 tốt hơn lần đầu, tổ yến trắng hơn bởi vì chưa trộn lẫn các thứ bẩn của chim con nhưng tai tổ nhẹ và kích thước nhỏ hơn.
* Thu hoạch lần 3: Thực hiện với phương pháp bỏ trứng lấy tổ. Tổ chim đã có 2 trứng nhưng chưa nở. Trứng sẽ bị loại bỏ hoặc đem sử dụng với mục đích khác. Chất lượng và tai tổ tốt hơn so với lần thu hoạch đầu và thứ 2 và hình dáng tổ khá hoàn chỉnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét