Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Yến sào không chỉ là vận may và Kỹ thuật nuôi yến trong nhà tốt nhất

"Vận may" có thể tìm thấy trong lòng đất hoặc trong lòng biển cả, nhưng nếu bạn nuôi chim yến thì vận may lại nằm trên bầu trời!. Ở Malai, nuôi chim yến được coi là một ngành ngành nghề trong nông nghiệp với những người nuôi yến được gọi là nông dân "công nghệ cao" hay "nông dân tỷ phú". Mỗi buổi tối, nhà nhà lại háo hức mở máy thu hình để quan sát từng đàn chim bay về "hang động" - là những căn nhà yến theo mô hình "Khách sạn 5sao" họ làm để dẫn dụ chúng.

 Tổ của chúng được làm từ nước bọt của những con chim yến loài Aerodramus fuciphagus -yến hàng/ yến tổ trắng - đây là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đứng đầu trong nhóm cao lương mỹ vị của người xưa. Với các món ăn chỉ dành cho vua chúa, yến sào được xếp đứng đầu trong danh sách món "Bát trân" hay "thập trân" xưa và nay: Yến sào, bàn tay gấu, nem công, chà phụng, da tê ngưu (da nách con tê giác), gân nai, môi đười ươi, vòi voi, vi cá, bào ngư, nhân sâm, hải sâm, sò điệp... (mỗi thời, mỗi triều đại lại có những dach sách món "bát trân hay thập trân" khác nhau. Nhưng thời nào thì yến sào cũng đều có mặt.
>> Chưng tổ yến với mật ong như thế nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào với mật ong đầy đủ dưỡng chất nhất 






 Qua thời gian, giá của mỗi kg yến sào bắt đầu được xác định theo giá vàng, chính vì thế nó còn có tên là "vàng trắn" . Sự tăng giá của chúng thay đối theo chiều hướng lên qua các thời kỳ: từ 10 đôla/ 1kg năm 1975 đã tăng lên 400usd/1kg năm 1995. Tới năm 2002 chi phí 1kg yến phải trả là 1600usd và tới nay thì nó đã tăng lên ngưỡng 2700usd/ kg. Ngành công nghiệp nuôi chim yến mang về cho Malaysia 1 tỷ Ringgit (1 RM/ MYR = 0.3259 USD) mỗi năm, tương đương 326 triệu USD - Theo báo cáo sản lượng yến năm 2007 của hiệp hội nuôi yến công nghiệp của Malai. Trong báo cáo cũng chỉ ra rằng, 1kg yến sào loại 1, chưa qua chế biến (khoảng 90 - 120 tổ)có giá khoảng 6000RM (1900usd)/ kg, sau chế biến, giá bán lẻ có thể tăng lên 25.000RM (8100usd)/ 1kg. Hiện nay, thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung quốc, Đài loan, hồng kông với tỷ lệ cung ứng yến sào ra thị trường: ở Indonexia là 70%.\

>> Học nhanh bí kíp chưng tổ yến lá dứa ngon nhất, mời bạn tham khảo: Cách chưng tổ yến lá dứa vừa ngon vừa bổ dưỡng 

 Thái lan: 20%, Malai đánh dấu ở mức 6%, Việt Nam là 2%. Chính phủ Malai đã ghi nhận phát triển một thị trường đầy hứa hẹn với việc khuyến khích các nhà kinh doanh, nhà đầu tư dấn thân vào ngành công nghiệp này. Chủ tịch của Liên đoàn Hiệp hội Chim tổ Merchants Datuk Beh Heng Seong Malaysia nói rằng Malaysia có tiềm năng để tăng mức sản xuất hiện nay của nó 3-5 lần."Nghiên cứu cho thấy rằng ở Indonesia nghành công nghiệp này đã phát triển tới mức bão hòa và Malaysia vẫn còn nhiều khả năng phát triển". "Giá hiện nay đã giảm gần một nửa so với tháng mười một năm ngoái do tình hình suy thoái kinh tế, nhưng vẫn có một nhu cầu mạnh mẽ tại Trung Quốc.

 Cho dù người Trung quốc đã từng sử dựng tố yến hay không, nhưng tất cả người Trung Quốc đều biết tới "yến sào"! Theo Phó Giáo sư Trường Đại học Putra Malaysia, chuyên nghành Thận học, Tiến sĩ Christopher Lim, 36 tuổi: Các bác sĩ chuyên khoa thận đã trở nên thích thú với dự án yến nuôi khi ông đề cập đến nó tại một cuộc triển lãm nông nghiệp ở Johor Baru vào năm 2004. "Malaysia có thể dễ dàng nâng cao thị phần vì đây là trung tâm của khu vực sinh sản và phát triển của loài yến hàng/ yền tổ trắng", ông nói. >Tiến sỹ Lim hiện là người phụ trách hàng đầu trong việc nghiên cứu sự phát triển của giống loài yến hàng, là tác giả quen thuộc hàng triệu nông dân với cuốn : "Kiếm một tỷ từ nghề nuôi yến" (Nhà xuất bản: TrueWealth Sdn Bhd, ISBN: 9833364721), và trình bày trong các cuộc hội thảo với sự tham dự về đề tài này.

 Nuôi Yến hàng/ yến tổ trắng thuộc về một trong những lĩnh vực mới và được nông dân nhiệt tình ủng hộ với một sự đầu tư phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành công nghiệp này do các nông dân được trang bị đầy đủ kiến thức và thực hành. Ngành nuôi yến công nghiệp là một ngành hoàn toàn hợp pháp sau khi bạn đã có được giấy phép từ hội đồng địa phương và đã tham dự một khóa học của Cục Thú y, Tiến sỹ Lim giải thích. Nông dân cũng phải tuân thủ những quy định trong hướng dẫn thực hành chăn nuôi.

>> Xem thêm: Cách chưng tổ yến sào với đường phèn hợp lí nhất 






Các quy định khác áp dụng trong việc cải tạo hay phát triển nhà yến cũng giống như việc sử dụng quy định về chăn nuôi gia cần: không nuôi trong khu dân cư và không sử dụng tòa nhà di sản. "Một nhà nuôi yến với diện tích tiêu chuẩn 6m x 20m có thể thu hoạch 2kg đến 4 kg mỗi tháng và có thể tạo ra 10.000 - 20.000 RM mỗi năm" Tiến sỹ Lim nói. "Nhưng tôi sẽ chỉ khuyến khích việc phát triển nghề nuôi yến nếu bạn đã học, thực hành và được trang bị với những kiến thức chính xác bởi vì tỷ lệ thất bại do tự phát tới 70% đến 80% !".

Một mỏ vàng tiềm năng


>Mặc dù, nguy cơ thất bại cao nhưng cũng không ngăn được những người đầu tư mạo hiểm. Những nhà đầu tư ngày nay thường là nhưng người nông dân đã về hưu với quỹ thời gian nhàn rỗi nhiều, hay các chuyên gia nhằm tìm kiếm thêm nguồn thu nhập... Một thực tế hiện nay là các cuộc hội thảo với số người tham dự ngày càng đông và đầy đủ đến từ khắp các nước: Malaysia cũng như Indonesia, Đài Loan, và Thái Lan... tất cả đều muốn hướng tới bí mật thành công của nghề nuôi chim yến.. Chúng tôi tham dự một hội thảo nơi mà chúng tôi gặp một kỹ sư trẻ tên là Kent Hồ, người tới từ California. Ông nói: "nuôi yến công nghiệp là một ngành công nghiệp trẻ nhưng đầy hứa hẹn tại quê hương Việt Nam của tôi.

Tôi hy vọng sẽ bắt đầu một trang trại ở Đà Nẵng, một trang trại tại một thị trấn ven biển phía nam (Hội an). Tôi đã cảm thấy rất khó khăn nhưng khi tham gia cuộc hội thảo này thì niềm tin về sự đầu tư nghề mới được củng cố trong tôi. Ví thế tôi rất biết ơn cuộc hội thảo này". Người tham gia khác là một người Malaysia, Mahmood Kechik, một bác sĩ tiết niệu, người đang xây dựng một "ngôi nhà gỗ cho chim" với năm tầng ở quê nhà Kelantan của anh. "Tôi đã theo dõi sự tăng trưởng của ngành công nghiệp nuôi yến trong bốn năm và tôi tin có là tiềm năng. Trước đây, chỉ có Hoàng gia mới có thể thưởng thức món ăn này. Ngày nay, hàng triệu người Trung Quốc đều có thể sử dụng tổ yến, vì vậy nhu càu tiêu thụ yến sào là rất lớn ", ông nói kèm thêm với một nụ cười lạc quan."Nghiên cứu cho thấy yến sào có thể mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ mang thai và cũng kích thích tình dục!".

 Manjung, một thị trấn nhỏ ở Perak, năm ngoái đã trải qua một sự bùng nổ theo cấp số nhân trong công nghiệp nuôi yến với rất nhiều nhà nuôi yến đầu tiên đã mọc lên. "Chúng tôi đã bán tất cả 36 căn nhà, một số nhà thậm chí còn bán trước khi chúng tôi triển khai dự án", ông Loke Yeu Loong, Giám đốc quản lý của Swiftlet Perak Eco Park, được phát triển bởi Tập đoàn Perak State Development và Bio Research Centre (M) Sdn Bhd. Với thiết kế: 22m x 7m cho mỗi căn nhà, được xây dựng theo cấu trúc ba tầng, giá bán 398.000 RM/căn (khoảng 2,7 tỷ), cũng có khoảng 18 căn nhà với điện tích 18m x 32m, ba tầng, nhà ở liền kề, chi phí khoảng 678.000 RM/căn (khaong3 4,6 tỷ).

 "Chúng tôi đã xác định các vị trí các nhà nuôi mới trên khắp Malaysia: Pahang, Negri Sembilan, và Selangor mỗi nơi có thêm 1 căn mới, hai căn tại Johor, và ba căn tại Terengganu. Chúng tôi cũng đã nghĩ mạo hiểm đầu tư vào Thái Lan và Việt Nam, nhưng thị trường Malaysia sẽ khiến chúng tôi bận rộn trong năm năm nữa! ". Ông chia sẻ.





Người tiêu dùng quan tâm nhiều


Mặc dù tính khả thi của nuôi yến công nghiệp nhưng nó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi ở Malaysia. Điều này phần lớn là do tập quán vô trách nhiệm của nông dân trong việc bảo vệ môi trường xung quanh: ô nhiễm, tiếng ồn...và một quan niệm phổ biến là "sử dụng yến sào là độc ác và không hợp vệ sinh". Biên tập tạp chí Susie Chong, 34 tuổi, nhớ lại rằng cô đã được đọc được một bức thư của một độc giả viết với thái độ đầy giận dữ sau khi cô cho biết rằng: cô duy trì sức khỏe tốt và làn da đẹp bằng cách dùng yến vào các món ăn."Người phụ nữ này giận dữ hỏi tôi: 'Làm thế nào bạn có thể quá tàn nhẫn khi ăn tổ của những con chim? Những con chim non sẽ ra sao khi mất nơi trú ngụ? ",Chong nói.

   "Nhà nuôi yến còn là nơi thực hành đạo đức nghề nghiệp của họ", tiến sỹ Lim nói. Nó thực sự là lợi ích của người nông dân vì nó không làm ảnh hưởng tới sinh linh bé nhỏ trong đó. Yến sào chỉ được khai thác khi chim non đã có thể tách bầy kiếm cặp. Cũng giống như rùa, chim yến tổ trắng thường có một thói quen trở lại chính vị trí mà nó đã được sinh ra để sinh sản. Chính vì thế, việc khai thác tổ sau khi chim đã trưởng thành không làm ảnh hưởng tới môi trường sống của chúng. Mà trái lại, bằng cách đó, đảm bảo chim non lớn lên một cách an toàn và rời khỏi tổ, một người nông dân nuôi yến có thể khuyến khích nhiều thế hệ của các loài chim làm tổ trong trang trại của mình. Mối quan tâm về vấn đề vệ sinh? Các con chim không đi vệ sinh trong các tổ của chúng. Và nguồn thức ăn của chúng là côn trùng, điều này thực sự không phải là một lo lắng.

>> Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến hạt sen, táo đỏ chất lượng 
 Bên cạnh đó, để ăn tổ yến, người ta trưng sôi cách thủy, hoặc nấu sôi chúng trong khoảng thời gian từ 30 - 60 phút, tùy từng món ăn. Một số người cũng có mối quan tâm về môi trường, như chim yến là một loài được bảo vệ trong sách đỏ thế giới. Trước đây chúng được liệt vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, sự đầu tư phát triển ngành nuôi yến sẽ đem lại cân bằng sinh thái giống loài. Bảo tồn sự phát triển đa dạng các loài động thực vật của Malai. Nông dân đang thực sự góp phần để bảo tồn các loài chim bằng cách cung cấp các cơ sở chăn nuôi thay thế cho những nguồn nuôi trong tự nhiên mà đang dần bị xói mòn bởi sự phát triển.

 Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp phi đạo đức ngoại lệ, Tiến sỹ Lim thừa nhận: "Một số nông dân muốn làm giàu một cách nhanh chóng đã thu hoạch tổ trước khi chim đẻ trứng, với mong muốn rằng chim mẹ sẽ phải làm một cái mới để sinh sản. Điều này là mối nguy hiểm gây hại cho sự phát triển bày đàn và thực sự là một mong muốn làm giàu phi đạo đức." Các chuyên gia đã đề ra những nguyên tắc riêng cho nghề nuôi chim yến, và lời khuyên cho tất cả người tham gia hội thảo: không thu hoạch tổ có trứng hay có chim non bên trong và không gây ra bất kỳ hình thức vật lý hoặc tâm lý tác hại tới sự phát triển của loài chim. Một khiếu nại thường gặp là tiếng ồn gây ra bởi các tiếng hót líu lo được chuyển tiếp qua loa phóng để thu hút các loài chim về làm tổ.

"Tôi luôn luôn mong muốn trở về quê hương của tôi, Tanjung Sepat (Selangor), nơi có gió biển trong lành và nguồn thực phẩm dồi dào" kỹ sư Martin Khoo, 40 tuổi. "nhưng gần đây, tôi cảm thấy lo lắng khi có quá nhiều nhà nuôi yến chuyên dụng và kết hợp. Nhiều nhà họ dành riêng tầng trên cao để nuôi yến (những nhà hộp trong trung tâm) và thậm chí một số nhà đã được chuyển đổi thành khách sạn chim yến! Chúng Hót líu lo không ngừng, ngay cả ở giữa đêm khuya. Và thực sự là khó chịu khi mà nó cứ bay thành đàn trên đầu bạn ", ông nói cáu kỉnh. Giải pháp mà Loke Swiftlet Perak Eco Park đưa ra: việc nuôi yến trong các trang trại ở vùng ngoại ô của thị trấn để giúp giảm bớt khiếu nại.

Thiếu các hướng dẫn đúng


Tất nhiên, nó sẽ hữu ích rất nhiều nếu có chỉ dẫn quy hoạch phát triển vùng nuôi yến tập trung để đảm bảo rằng các trang trại được bố trí nơi họ sẽ không gặp những phiền toái. Thậm chí nếu có, họ sẽ rất khó để thực thi bởi vì không ai biết chính xác có bao nhiêu trang trại đang tồn tại. Theo con số thống kê khác nhau cho con số chính xác dao động từ 25.000 đến 40.000 căn. Nhiều người không có giấy phép xây dựng nhà yến, thiết kế kém, và vị trí không chính xác (làm trong khu dân cư hoặc trong các tòa nhà di sản). Đó là điều không có gì đáng ngạc nhiên vì có quá nhiều cơ quan chính phủ, các cơ quan, và các hội đồng địa phương đều có liên quan tới những trang trại nuôi yến này. Ông Beh, Một thương gia cũng nhà một nhà đầu tư nuôi yến, cho biết: có một quy định rõ ràng và công bằng trong việc hướng dẫn áp dụng chung cho tất cả các bang tại Malaysia.






Ví dụ, một giấy phép kinh doanh hàng năm trong Ipoh là 120 RM, trong khi ở Rompin, Pahang, chi phí tới 1.200 RM. Một vấn đề khác mà hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp này là quan điểm cho rằng chim yến là một loài được bảo vệ, và về mặt kỹ thuật, yến sào không thể xuất khẩu nếu không có giấy phép. Vì vậy, mà hầu hết nông dân chỉ bán tổ của họ cho các thương lái và không thể khai thác hết lợi nhuận. Ngay cả khách du lịch, người mua tổ hợp pháp từ các nhà bán lẻ, cũng không thể đưa yến sào ra khỏi đất nước - một số khách hàng mua sản phẩn đã bị tịch thu ngay tại sân bay.

Họ phải xin giấy phép từ nhà quản lý (Perhilitan), mất đến bốn ngày để xử lý yêu cầu với chi phí khoảng 200 RM và với thuế xuất khẩu 100 RM/kg. "Thật là vô lý! Tại sao khách du lịch lại phải trả những chi phí không hợp lý như vậy. Làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm do Malaysia sản xuất khi chính phủ có quy định như thế này?" - Ông Beh chỉ ra thêm." Có chắc chắn đó có còn là quy định phù hợp với tiềm năng của ngành công nghiệp này trong thời hiện đại?"

Nhiều người cũng sợ rằng các trang trại nuôi chim yến sẽ gây ra hoặc lây lan dịch cúm gia cầm.


Tiến sỹ Lim là nhanh chóng bảo vệ các loài chim yêu thích của mình: "Không có quan chức y tế bất cứ nơi nào trên thế giới đã từng tìm thấy một chủng vi-rút cúm gia cầm giữa các loài chim yến." Ông cũng nói thêm rằng, "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nơi có trang trại yến đã báo cáo, tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cũng ít hơn các nơi khác". "Chim yến là những sinh vật rất sạch sẽ. Nó không di cư và không chia sẻ nguồn thức ăn cũng như nguồn nước với các loài động vật khác. Nó uống những giọt nước từ trong hơi ẩm của không khí (do đó thiên hướng của nó thường làm tổ trong các hang động ẩm ướt) và thức ăn chủ yếu là các côn trùng bay trong không khí. "Tôi hy vọng các chuyên gia sẽ lên tiếng bảo vệ cho nghành nuôi chim yến thêm uy tín.

Bộ phận phát triển Tri thức và nông nghiệp có trách nhiệm để đảm bảo thành công lớn hơn trong ngành công nghiệp này". Tiến sỹ Lim chia sẻ thêm. Quá trình nuôi cần tuân thủ nghiêm ngặt các yếu tố và quy trình kỹ thuật từ việc thiết kế nhà nuôi yến, dẫn dụ chim vào ở đến cách chăm sóc, lắp đặt các trang thiết bị cần thiết, bảo vệ yến khỏi các yếu tố xâm hại, dịch hại, kỹ thuật quản lý, thu hoạch tổ…

Trong đó quan trọng nhất là kỹ thuật về nhà yến đặc biệt là 4 nhân tố sau đây quyết định đến sự thành công của nhà yến mà chúng tôi đã đúc kết được sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này tại Việt Nam đồng thời kết hợp nhiều ý kiến về kỹ thuật nuôi yến trong nhà tốt nhất từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghành.

Vị trí nhà trong kỹ thuật nuôi yến như thế nào ?


Đây là yếu tố quan trọng nhất trong 4 nhân tố để xây dựng nhà yên đạt hiệu quả.Bạn cần xem xét lượng chim có đủ lớn hay không để chọn vị trí nhà thích hợp.. Thông thường mỗi ngày khoảng 5h chiều, chim yến sẽ bay về tổ lúc đó bạn có thể xem số lượng chim ở khu vực đó. Theo phân tích nếu số lượng này phải trên 250 con thì việc đầu tư vào kỹ thuật nuôi yến sẽ mang lại hiệu quả cao. Việc này có thể dùng máy thử chim chuyên dụng để thử cho kết quả sớm hơn nhưng phải được sự đánh giá của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để có thể đánh giá được lượng chim đảm bảo cho thành công và một số yếu tố để thiết kế xây dựng nhà yến đúng kĩ thuật sau này.

 Điều này rất quan trọng cho một dự án nhà yến Bạn cũng cần xem hướng bay của chim mỗi khi chiều về. Đảm bảo nhà nuôi yến của bạn phải nằm ngay trên đường bay và các lỗ thu chim phải đặt hợp lí với đường bay. Ngoài ra bạn cũng nên xem xét xung quanh nơi bạn định xây nhà nuôi có ao, hồ, sông, suối gì không để chim yến có thể tìm được nguồn thức ăn và nước uống ở đó. Nhà yến phải được xây dựng tại các vùng không cách xa chỗ yến trú ngụ quá 5 – 8 km, dưới đường chim bay, vùng chim kiếm mồi, không cao quá 800 m so với mặt biển Nhà yến của bạn cũng cần phải tránh hướng mặt trời mọc chiếu thẳng vào hai vách bên hông nhà vì như vậy sẽ rất nóng, không đảm bảo được nhiệt độ lý tưởng cho nhà yến

Thiết kế nhà nuôi yến đúng kỹ thuật


Một nhà nuôi yến có không gian vừa phải, tối thiểu là 100m2 sàn và có nhiều tầng , sàn của mỗi tầng càng lớn lý tưởng chim yến có thể lượn dễ dàng và mang lại cho ta năng suất yến sào rất cao, trung bình 10m2/1kg/tháng. Mỗi tầng có chiều cao trung bình là 3m – 4,5m. Tùy thuộc vào biên độ nhiệt của mỗi vùng mà chiều cao mỗi tầng có thể thay đổi khác nhau. Nhiệt độ vùng từ Bắc Đèo Hải Vân trở ra sẽ có thiết kế khác so với từ Đà Nẵng trở vào trong Nam. Đặc biệt là nhà nuôi yến phải cao hơn cây cối xung quanh nhà để tránh việc chắn đường chim bay về. Một điều cần chú ý nữa là nhà yến cần phải thiết kế phòng bay dạo cho chim và phòng làm tổ. Những trong phòng làm tổ thì cần có phòng đặc biệt trong nhà. Phòng đặc biệt sẽ là nơi được trang bị thiết bị dẫn dụ tốt nhất cho những con chim đầu tiên làm tổ và đặt biệt phải đảm bảo môi trường giống như tự nhiên nhất.Ngoài ra còn có các yếu tố thêm như:
  • Các vách ngăn trong nhà yến cũng cần thiết để sau khi chim yến bị dẫn dụ bởi âm thanh bên trong nhà nuôi mà nó muốn bỏ đi thì cũng khó tìm được lối ra ngoài.
  • Bên ngoài nhà nuôi chim yến cần phải thoáng rộng, nên gần vùng có nhiều cây, đầm, ao hồ, không có cây cao quá lỗ chim vào nơi ở của yến phải có ánh sáng đảm bảo từ mờ tối đến tối, nhiệt độ không khí 27-31 độ C (tối ưu là 28 độ C), độ ẩm 70-95% (tối ưu là 80%).
  • Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 50cm là khoảng cách lý tưởng.
  • Khoảng cách lỗ ra vào cần dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể 20×30 cm, 40×60 cm, 40×80 cm tùy theo số lượng bầy đàn trong tương lai, hoặc trong từng giai đoạn để chúng ta thiết kế sao cho phù hợp,…

Âm thanh là yếu tố quan trọng thứ 3 trong kỹ thuật nuôi yến


Một âm thanh dẫn dụ hiệu quả là âm thanh thu hút được lượng đông đảo yến kéo đến xung quanh nhà và lôi kéo chúng bay vào bên trong nhà nuôi. Mỗi nơi thích hơp với một số loại âm thanh dẫn dụ riêng dựa theo vùng miền và vị trí nhà ở trong khu vực cạnh tranh nhiều nhà yến hay là căn nhà đầu tiên của vùng đó.Để biết được âm thanh nào phù hợp với nhà nuôi yến của bạn thì phải thử âm. Có rất nhiều âm thanh để bạn thử như: Super 208, Black Cloud, Super Intan, SuperBabyKing, Baby King…

Lắp đặt kĩ thuật và Kiểm soát môi trường bên trong nhà yến ra sao ?


Thanh ván làm tổ: Ván làm yến sào cần phải bền, chống ẩm mốc và độ bám cao để tổ chim bám được vào gỗ. Thanh làm tổ cho chim rất quan trọng, phải mềm và tuyệt đối không có mùi khác thường, không nên sử dụng gỗ chưa được nghiên cứu như: gỗ xoài, ổi, bạch đàn, cừ tràm,… Một số hộ tự nghiên cứu mày mò và đóng những loại gỗ mà gia đình có sẵn hoặc mua những loại gỗ không phù hợp với đặc điểm của nhà yến dẫn đến việc chim không những ít vào ở mà còn tốn kém chi phí rất cao khi phải khắc phục lại để đạt hiệu quả như mong muốn.Hiện nay một số loại gỗ được sử dụng trong nhà yến thành công ở Việt Nam: Bạch Tùng, Mít Nài, Meranti… Chính vì thế chúng ta phải lưu ý và sử dụng thanh làm tổ chuyên dụng. Khoảng cách của thanh làm tổ và cách đóng tùy vào khổ ván (theo chiều rộng).

  Tổ giả: tùy vào từng điều kiện, môi trường đầu tư hoặc căn cứ vào mùa bắt đầu đầu tư để cân nhắc nên hay không nên đóng một số ít tổ giả xung quanh một số loa được gắn bên trong nhà. Chúng ta không nên lạm dụng sử dụng tổ giả nếu chúng ta chưa hiểu hết tác dụng của nó đối với bản chất sinh sống của loài chim yến, yến sẽ có cảm giác khó chịu, giảm hiệu quả bầy đàn cũng như năng suất làm tổ…

  Loa trong nhà: Việc thiết kế và bố trí hệ thống loa trong nhà là rất quan trọng. Hệ thống phải được thiết kế làm sao sử dụng được nhiều chế độ tiếng khác nhau trong từng thời điểm trong ngày và đêm. Đặc biệt việc bố trí hợp lý để tạo hiệu ứng bầy đàn hiệu quả nhưng phải tiết kiệm tối đa khi chúng ta đầu tư. Tránh việc chúng ta tìm hiểu qua loa và suy diễn, tự đầu tư, tự gắn, tự điều chỉnh công suất làm giảm độ bền của loa dẫn đến việc tốn kém chi phí (vì phải thay loa thường xuyên) không những ảnh hưởng đến việc đầu tư mà còn ảnh hưởng đến việc duy trì bầy đàn của yến.

  Khử mùi: căn cứ vào từng vùng và mật độ yến cũng như khả năng đầu tư ban đầu để sử dụng đúng loại mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn hợp lý để tạo môi trường thân thiện và làm cho yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Sử dụng chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà,…Mùi trong nhà yến cũng là một yếu tố quan trọng vì chim yến có khướu giác rất tốt. Các hương tạo mùi được sử dụng thường xuyên trong nhà yến.

  Loa ngoài: dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động và cài đặt các chế độ hợp lý theo từng chương trình hẹn giờ để thu hút chim được hiệu quả. Mặt khác, nhằm hạn chế tối đa về việc ảnh hưởng từ tiếng thu hút chim đến các gia đình bên cạnh và môi trường xung quanh. Căn cứ vào các vùng miền và mức độ, điều kiện thuận lợi của những bầy đàn hoặc khu vực mà chúng ta đầu tư để thiết kế công suất máy phát hợp lý, đạt hiệu quả thu hút và dẫn dụ chim về.





  Tạo ẩm và giữ nhiệt độ ổn định: nhằm giữ nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà chim (60-95% / 26 – 31 độ C)
  • Độ ẩm trong nhà nuôi yến cần duy trì ở mức cao từ 85 đến 95% . Cần phải sử dụng cảm biến để có thể duy trì được độ ẩm trong nhà yến.
  • Nhiệt độ trong nhà yến cần phải duy trì ở mức dưới 31 độ. Đồng thời nhiệt độ cũng cần phải cao hơn 26 độ. Có nhiều cách để kiểm soát nhiệt độ trong đó có dùng máy móc, hệ thống làm mát, phun nước lên tường và mái nhà,… Cũng cần dụng tường đôi để có thể cách nhiệt tốt nhất.
  • Cây tạo côn trùng: Một vấn đề cần lưu tâm là số lượng đàn chim tăng lên phải được cân bằng với môi trường sống vĩ mô của chim. Để tránh các khuynh hướng giảm sút của đàn yến tự nhiên, gây cạnh tranh thức ăn trong thiên nhiên, nên trồng thêm xung quanh nhà yến những loại cây mà yến ưa thích (như cây keo dậu – Leucaena glauca), gây nuôi các loại côn trùng làm thức ăn cho chim và nhất là bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển. Làm như thế sẽ thu hút được yến về rất đông (ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần).
Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hủy do đô thị hóa, chim yến có thể sống trong “khách sạn 5 sao” giữa các thành phố (như ở Malaysia, Thái Lan) nhưng phải đi xa kiếm ăn, sự tiêu tốn năng lượng và thiếu thốn thức ăn sẽ làm số lượng quần đàn giảm xuống. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển phải được đặt lên hàng đầu. Thái Lan đã bảo tồn được khu rừng ngập mặn nên đàn chim yến của Thái Lan phát triển rất nhanh, đây là một điển hình mà Việt Nam cần học tập.Ngoài ra chúng ta cũng có thể dùng bột tạo côn trùng nếu cần. Nghề nuôi yến đã đem lại thành công cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhưng để làm được cần có quyết tâm , say mê với nghề và nắm vững kỹ thuật nuôi yến.

Những yếu tố cơ bản về kỹ thuật nuôi yến trong nhà mà chúng tôi giới thiệu sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng thể hơn về nghề có rất nhiều cơ hội , tiềm năng để phát triển tại Việt Nam hiện nay. Chúng tôi, những người nhiều năm gắn bó nghiên cứu và đầu tư cũng như chuyển giao kĩ thuật nhà yến chuyên nghiệp tại Việt Nam rất mong muốn các bạn sẽ có được những căn nhà yến thành công và giúp cho các bạn tạo nên kho vàng trắng từ thiên nhiên cho chính mình. Chúc mọi người đạt được kết quả tốt nhất cho sự lựa chọn đầu tư của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét