1. Nuôi chim yến trong nhà yến cũ
Về hướng cửa Các cửa quay về hướng đông (nhà yến Nha Trang, Quảng Ngãi, Gò Công Tây); đông nam (Tuy Hòa, Ninh Thuận), nam và tây nam (Bình Định),… Cử thường lớn nhưng nhìn từ ngoài vào là tối (Quảng Ngãi, Tuy Hòa); hoặc nhìn từ trên xuống là 1 giếng trời tạo thành khe sâu tối, để kích thích chim vào sau đó chim sẽ vào nhà qua 1 cửa hẹp hơn (Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Định).
Về cấu trúc nhà Đa số là nhà 2 tầng cũ, có diện tích mặt bằng rộng ít người sử dụng, chim thường chọn căn phòng ở tầng dưới để làm tổ. Có ngôi nhà hành lang nằm ở giữa và giếng trời chính là ô thông tầng, có phòng dạo cho chim. Các nhà có diện tích hẹp hơn chim cũng làm tầng dưới nhưng giếng trời và cầu thang thông tầng tạo thành luồng chim lượn hình chữ L Lỗ thông gió thường là các ô lam gió của ngôi nhà cũ, và quay về hướng đông nên rất thoáng mặc dầu không có hệ thống thông gió kiểu nhà mới. Bốn ngôi nhà cũ mà chúng tôi quan sát ở miền Trung đều có lam thông gió quay về hướng đông, đồng thời một số cửa khác trong ngôi nhà đó mở ra tạo tuần hoàn khí và thông gió khá tôt nên phòng chim thoáng mát.
Tường các ngôi nhà cũ đều xây bằng vôi vữa xi măng. Khi vào nhà chim thường làm tổ trực tiếp thành hàng lên sát cạnh trần nhà và cạnh góc nhà. Tổ bố trí nhiều ở các cạnh tường cắt ngang đường chim bay từ ngoài vào, cách trần khoảng 3-5cm. Trong trường hợp phòng chim đông quá tổ chim sẽ phân bố rộng ra và loang xuống dưới, làm trên các đường góc nhà hướng về phía sàn, cho đến cách sàn 1m.
Góc trái căn phòng bao giờ cũng nhiều tổ hơn góc phải, vì đa số chim bay vòng ngược chiều kim đồng hồ. Nếu trần nhà có nhiều xà xi măng thì càng tăng thêm nơi làm tổ cho chim. Kích thước phòng có yến vào 3,5 x 3,5m cao 3,9 - 4m (Nha Trang), 5 x 5 x 4 (Tuy Hòa), 7 x 4 x 2,5 (Ninh Thuận). Số lượng cửa: 1-2 cái, hình dáng rất linh động có thể là vuông, hình chữ nhật hoặc tròn
2. Phương pháp cải tạo nhà và nuôi chim trong nhà cũ
Tường nhà chim cũ của Việt Nam thường được xây dựng trong thời gian đã lâu, gồm thành phần cát, vôi, xi măng, nên khi đàn chim đông làm tổ nhiều thì căn phòng này sẽ có các mảng tường bị vỡ, điều này làm hạn chế năng suất và chất lượng tổ. Chỉnh lại khuôn viên căn nhà cho hợp lý: như vị trí cửa ra vào cho người, cửa thông phòng; có thể gỡ bớt tường ngăn phòng nếu phòng quá hẹp… Có thể uốn nắn hoặc cải tạo đường chim bay, ví dụ: mở rộng hoặc thu hẹp lỗ cửa, mở thêm ô cửa ra vào, đục các lỗ thông sang các phòng khác, trước khi đục lỗ thông phòng cần lắp thêm các xà gỗ để tăng thêm chỗ làm tổ cho chim…Nhưng nói chung không nên thay đổi hướng cửa ra vào sẵn có của chim, tuy có thể mở thêm một vài cửa mới.
Trong các nhà cũ cũng cần làm tăng thêm đường luồng gỗ bằng cách gia cố thêm xà gỗ 1 cách từ từ, từ thưa đến dày. Vì nếu không có xà gỗ chim chỉ có thể làm tổ dọc sát trần nhà, men theo tường và cạnh góc. Nếu không có các xà ngang thì năng suất chỉ đạt 7,5-10 tổ/m2, cao nhất là 12-15 tổ/m2. Thu hoạch tổ hợp lý là biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng tổ. Để tăng nhanh đàn trong một vài năm đầu chỉ thu hoạch tổ khi chim con đã bay. Có thể tỉa bớt một số tổ ở các khu vực dày sít quá để điều chỉnh sự phân bố mật độ của chim. Cải tạo môi trường quanh nhà chim như trồng thêm một số cây mà chim ưa thích, làm các bể nước và các biện pháp hấp dẫn côn trùng.
Mắc hệ thống đèn chiếu sáng xung quanh nhà yến vào ban đêm và chiều tối… Có thể mắc thêm hệ thống loa phát tiếng gọi bầy đàn, nhằm tăng số lượng chim, để chim rũ nhau đến tiếp mỗi ngày. Xây dựng quy chế quản lý nhà chim, và điều quan trọng là nhằm để môi trường của chim được yên tĩnh, tốc độ tăng đàn sẽ nhanh hơn không những chim sinh sản tốt mà chim ở nơi khác cũng kéo về. Giải quyết tốt vấn đề chống địch hại cho nhà chim.
Thiết bị hỗ trợ nhà yến là gì ?
Thiết bị phun nước, phun sương: Máy bơm nước PUW-2300 chuyên dùng cho nhà yến, giúp duy trì độ ẩm ổn định (75-85%), giảm nhiệt độ, hạn chế sự sinh trưởng của nấm mốc, và nhờ đó bảo đảm chất lượng tổ yến.
Nhiệt kế và ẩm kế: Để theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong nhà yến, có thể dùng ẩm kế tóc hoặc ẩm kế kỹ thuật số treo cách sàn 1,5m là thích hợp nhất.
Máy đo ánh sáng PML-06: Băng cassette, đĩa CD phát tiếng kêu gọi bầy đàn: có nhiều loại băng, khi mua cần chọn đúng loại băng tốt có hiệu ứng gọi chim vào nhà. Thường người ta phải thu tiếng gọi bầy đàn trong nhà yến đã sản xuất trên 5kg tổ yến, để chim cảm thấy trong nhà này đang có nhiều yến sinh sống, làm tổ, sinh sản. hiện nay trên thị trường có bán các đầu máy tự động phát tiếng chim trong đó đã được chương trình hoá. Rất nhiều loại khác nhau, lấy ví dụ, High-End Audio Swiftlet System HKBS – 13000 là đầu máy đang được sử dụng thành công trong nhiều nhà yến, giúp dụ yến từ các trại khác và từ đảo yến bay về.
Gương soi: cần có để kiểm tra trứng
Đèn dầu: tiện lợi cho người đi thu tổ và hoán đổi trứng.
Tổ giả: kích thích để chim làm tổ. Hộp đựng trứng
Dung dịch có mùi: kích thích hấp dẫn chim yến
Bột rãi sàn nhà: tạo mùi thân quen
Thuốc diệt các loài động vật: (như chuột, gián, kiến, rận rệp...) gây hại cho yến như PCL-5 (Malaisia).
Các dung cụ khác: Dàn máy phát tiếng gọi đã được chương trình hóa, các kiểu loa giọng kim, các kiểu vòi phun tạo sương, cameras hồng ngoại để theo dõi yến, hệ thống máy kiểm tra an ninh, các loại thiết bị mới chuyên thiết kế cho nhà yến: thổi hơi lạnh ẩm vào phòng, phun sương mạnh ở bên ngoài...
Phương pháp dụ chim vào nhà hiệu quả
1. Dụ chim vào nhà bằng chim yến bụng trắng là phương pháp rất phổ biến tại Malaysia
Như trên đã đề cập, chim yến tổ trắng có thể sống lẫn lộn với 1 số loài yến khác như yến xiêm, yến bụng trắng sapi – C. Esculenta và yến sriti C. linchi. Người ta đã tỉm ra bí quyết nuôi chim yến bằng cách dựa vào loài chim “yến mồi” này. Trước khi dụ chim yến tổ trắng vào nhà thì bao giờ cũng chú trọng dụ chim mồi vào nhà trước đã. Vì người ta đã phát hiện thấy khi chim C. Linchi có thể bay vào nhà mới này thì chim yến cũng thường muốn vào trong các ngôi nhà đó, nhất là khi số lượng chim này tăng lên, và thải ra nhiều chất bẩn của nó.
Khi xây mới 1 ngôi nhà mà có chim yến bụng trắng C. linchi vào sống trong đó chứng tỏ ngôi nhà này phù hợp với đặc điểm sống và hoạt động của chim yến tổ trắng. Với bắt đầu là một cặp chim C. linchi bay vào, chúng ta cố gắng giữ gìn để chim tăng số lượng lên khoảng 50-100 cặp. Sau khi yến tổ trắng và yến C. linchi cùng làm tổ trong ngôi nhà mới, ta giảm ánh sáng đi vào tòa nhà, để trong các phòng trở nên tối hơn.
Vì yến tổ trắng thích làm tổ trong các căn phòng tối, còn yến C. linchi do không sống trong nhà quá tối chúng sẽ bay ra nhường ngôi nhà đó cho chim yến tổ trắng. Chưa thấy tài liệu nào đề cập đến là ở Việt Nam có tồn tại loài yến bụng trắng C. linchi. Trong những năm 60 để phát triển nghề nuôi yến lấy tổ, Malaysia đã cho nhập giống chim này và đã thành công. Ở Thái Lan đã thành công trong việc dụ yến vào nhà không cần sự hỗ trợ của chim mồi
2. Phun quét các mùi đặc trưng quen thuộc:
Chim yến có khứu giác rất nhạy, và nó chỉ làm tổ trong các vùng mà chúng ngửi thấy có quần đàn yến ở gần đấy. Do vậy các nhà yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thầy giống như mùi của cơ thể chim yến mà không phải là chất hóa học có thể làm hại chúng hoặc làm ô nhiễm tổ của chúng khi chúng xây dựng tổ. Nếu có phun quét mùi này cùng với tiếng chim gọi trong mùa giao phối thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó như là ngôi nhà mới của mình để làm tổ sinh sản.
Chim yến không thích các ngôi nhà mới có mùi xi măng, nên để dụ chim vào nhà , xà gỗ là gỗ cũ được phun nước có mùi rửa tổ chim hoặc để làm gỗ không có mùi gỗ mới người ta quét thêm chất chuyên dùng nhập từ nước ngoài (dung dịch LNP-25, Malaysia), hoặc là lắp thêm một số thanh gỗ cũ từng được chim yến khác bám làm tổ. Sàn nhà có thể rải 1 ít phân chim, chú ý khi nhà bẩn đừng rửa. Tuy nhiên ở những nhà đã có đông chim ở thì phải thường xuyên dọn phân chim vì nếu không căn phòng sẽ quá nóng do sự tỏa nhiệt trong quá trình phân hủy chất thải và tăng nồng độ NH3, CO2...
3. Dụ chim bằng tiếng gọi bầy đàn:
Có 1 phương pháp khác thường đượcdùng để dụ chim yến vào nhà mới, đã được đề cấp trong nhiều tài kiệu, đó là sử dụng 1 băng cassette hoặc đĩa CD có tiếng gọi của chim yến hoặc chim linchi. Băng cassette có tiếng gọi bầy đàn này có thể mua ở các công ty chuyên bán thiết bị cho nhà yến. Khi nghe giọng chim yến gọi bạn tình nhiều lần từ băng phát ra, những con chim yến chẳng may bay qua gần đấy sẽ bay nhanh đến ngôi nhà có tiếng gọi của bạn.
Các tư liệu gần đây cho thấy: 50% sự thành công của nhà yến là nhờ sử dụng hệ thống âm thanh chim yến tốt ( hệ thống âm thanh này cao về cuối), cộng thêm với việc đặt loa giọng kim đúng chỗ, 50% là từ thiết kế nhà yến đúng và thích hợp. Tiếng loa gọi chim trong thành phố cũng gây nên tiếng ồn, và chính quyền ở Malaysia đã phải ra quy định giảm tiếng kêu gọi bầy đàn xuống. Mức quy định là không quá 40 decibels, đo cách 6m từ tường nhà nuôi chim. Nếu chỉ có ít nhà chim trong thành phố thì chưa phát sinh vấn đề.
4. Gắn một số tổ giả lên ván tổ hoặc tường để chim đu bám và kích thích chim làm tổ
Tổ giả kích thích này có thể là tổ nhựa có lót loại vải như khăn mặt bông hoặc chính là tổ cỏ của yến bụng trắng. Tổ giả có tác dụng giúp các con chim khó làm tổ và giúp chim trẻ tập xây tổ, chúng thường làm lên trên lớp vải bông một lớp mỏng nước bọt đông cứng và sau đó là đẻ ngay. Trong nhiều nhà mới ở miền Trung, chúng tôi phát hiện thấy ban đầu đều là các chim trẻ vào làm tổ trên các lớp vải bông; tiếp đến là tổ chim tự xây một cách hoàn chỉnh. Đa số tổ mới làm trong các nhà này đều theo kiểu như vậy.
5. Phun sương
Chim yến rất thích mưa phùn, “mùa xuân chim yến về” vì mùa xuân hay có mưa phùn. Chim nhìn thấy các giọt sương nước bay bay như những đám côn trùng. Vì vậy người ta lắp các vòi phun nước vừa làm mát ngôi nhà vừ kích thích chim. Thiết bị phun sương cần gắn với một máy bơm và có thển qua hệ thống lọc. Thiết bị phun sương có nhiều loại, nếu để hấp dẫn chim bay xung quanh gần ngôi nhà và bay vào nhà thì cần lắp trên mái nhà gần với lỗ ra vào của chim. Nếu chim bay cao quá muốn kéo chim bay xuống thấp và kích thích chim bay gần sát ngôi nhà yến thì cần đặt trong sân một vòi phun, cách mặt tiền nhà khoảng 4-6m phía trước lỗ ra vào, nhưng mức cao của nước phun không vượt quá cửa ra vào. Trong phòng chim cũng lắp thêm một số vòi phun sương khác để tăng độ ẩm và kích thích chim.
6. Liệu pháp thức ăn
Để kích thích chim về nhiều, xung quanh nhà yến nên trồng một số cây mà yến ưa thích, như cây keo dậu (táo nhơn – Leucaena glauca), sung, chuối...vì chim có khuynh hướng tìm côn trùng xung quanh các cây này. Có thể tạo ra các cây, trái thối rữa và một số biện pháp nhất định để côn trùng phát triển mà không gây hại đến môi trường.
7. Xây dựng môi trường nhà yến đạt chuẩn
Xây dựng môi trường nhà yến đạt chuẩn về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, về khoảng không gian cho đường chim bay, về lưu thông khí và áp suất không khí trong nhà yến...để khi chim bay vào nhà rồi thì cảm thấy thích hợp, thân quen, chim sẽ chấp nhận nhà đó như ngôi nhà mới của nó và sẽ làm tổ tại đây. Ngoài ra cần chú ý thêm xung quanh nhà yến cần giữ sạch sẽ, đậy kín các thùng rác, nhặt sạch các túi nilong. Cần có đèn thắp sáng bên ngoài. Không được làm bắn nước tung tóe trên sàn nhà. Có lịch làm vệ sinh phân yến để không ô nhiễm và gây nên mùi hôi quá trong nhà yến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét