Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018

Tác dụng làm đẹp kỳ diệu của Yến sào và Tìm hiểu về các loại địch hại của chim yến

Yến sào không chỉ là cao lương mỹ vị chỉ dành cho bậc vua chúa, mà còn có công dụng làm đẹp kỳ diệu. Yến sào thực là nước dãi của chim yến cô đọng lại dệt thành hình như cái bát được gắn treo leo trên các vách núi hiểm trở. Nó không chỉ được xếp vào hàng cao lương mỹ vị chỉ dành cho bậc vua chúa mà còn có công dụng làm đẹp kỳ diệu.

Bồi bổ cho cơ thể


Khoa học hiện đại đã giải mã được thành phần trong yến sào có hàm lượng protein cao (55%), 18 loại axit amin như aspartic acid, proline có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da hay những loại axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine.

 Ngoài ra yến sào còn chứa 31 nguyên tố vị lượng cần thiết giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn cả về trí não, đường ruột, gan, điều chỉnh lượng đường trong máu, tăng khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống, chống viêm khớp….. Theo Đông y, yến sào có vị ngọt tính bình nên có tác dụng làm sạch phổi, tăng đề kháng với siêu vi rút, bồi bổ các cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng, da vàng, gầy ốm, tim đập nhanh, mất ngủ…..





Gìn giữ tuổi thanh xuân phụ nữ


Với nguồn dưỡng chất và vitamin phong phú, yến sào là trợ thủ đắc lực của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng để làm ra các sản phẩm chống lão hóa. Trong yến sào có chứa threonine là thành phần hỗ trợ đắc lực cho sự hình thành của các sợi collagen và elastin, kết hợp với dưỡng chất Glycine có sẵn trong dãi yến mang đến công dụng ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống.

Mang đến một làn da trắng hồng và khỏe mạnh


  Khi nhắc đến phụ nữ quý tộc Nhật Bản người ta thường liên tưởng ngay đến một làn da trắng ngần không tỳ vết. Bí quyết của họ nằm ở việc tắm dưỡng bằng tinh chất tổ yến. Dưỡng chất đặc biệt có trong dãi yến khi thẩm thấu vào da sẽ có tác dụng cản trợ sự bài tiết của hắc sắc tố melanin khiến cho lớp da xỉn màu ở tầng thượng bì bị phân tán rồi biến mất đồng thời nuôi dưỡng lớp da non mới hình thành được khỏe mạnh và trắng sáng. Do tắm dưỡng bằng phương pháp này không có sự can thiệp của hóa chất lột tẩy nên da có thể hồng hào, khỏe mạnh, mịn màng ngay lần đầu tắm.

 Tuy nhiên, để giúp da có thể hấp thụ đầy đủ 100% dưỡng chất, các bạn gái nên có sự kết hợp của máy hấp trắng Gentle Yag của Anh Quốc, với các tia hồng ngoại trong máy giúp dãi yến có thể len lỏi được vào từng tế bào da cải thiện sự liên kết săn chắc giữa các tế bào và mô, phục hồi cấu trúc da, chống lại quá trình oxy hóa. Đối với những phụ nữ trên 30 tuổi, da bắt đầu nhăn nheo, bị rạn, trùng nhão, khi tắm dưỡng bằng dãi yến, chị em sẽ cảm thấy hài lòng bởi da đã săn chắc, các vết rạn do tăng cân nhanh hoặc sau sinh cũng mờ hẳn sau 4 đến 6 lần tắm.

1. Chuột:


Chuột rất thích ăn trứng, chim con và tổ yến. Là loài động vật quấy rối chim nhiều nhất, chúng làm chim yến khó chịu không muốn ở lại đây. Phương pháp phòng chống: Phải loại bỏ chuột bằng cách loại bỏ tất cả các lỗ hỗng làm sao để chuột không vào nhà chim, bít kín bằng vữa xi măng. Đóng cửa và và cố gắng không để các dấu vết của giấy in đồ vật, gỗ. Chuột rất thích dùng những thứ đó để làm tổ. Có thể dùng thuốc chuyên dùng diệt chuột trong nhà yến (như Ratico của Eka) đặt ở góc phòng, nếu không có viên nào bị mất đi sau một số tháng chứng tỏ nhà đó đã hoàn toàn không còn chuột.

2. Kiến:


Loài kiến này là loài kiến lửa hoang dã (Solenopsis geminata) và kiến gây ngứa. Kiến gây cản trở sự sinh sản của chim yến, thích cắn đốt và ăn chim non, đốt những con chim đang đẻ trứng vì lúc đó chúng thường nằm yên tĩnh. Phương pháp phòng chống: Kiến bò ở ngoài tổ thì câu nó ra với thức ăn hoặc xương gà mà kiến thích để kiến bò ra, rồi xối nước ấm, nước sôi hoặc cồn dọc theo đường câu đó.Tiến hành như thế với tất cả các tổ nếu có kiến. Phung dịch Rasemus (Eka) 3 tháng 1 lần.




3. Gián:


  Sự ẩm ướt trong nhà yến rất thuận lợi cho gián sinh sản, phát triển, nếu số lượng gián nhiều sẽ làm rối loạn đàn yến khi chúng đang ấp trứng. Động vật này có thể ăn tổ chim làm tổ trở nên biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh. Mặt khác những chất bẩn tích tụ lại gây ra mùi hôi làm cho tổ yến không còn ngon và tinh tế nữa. Do tổ chim bị bẩn nên chất lượng giảm sút rõ rệt. Phương pháp phòng chống: Phun thuốc diệt côn trùng (loại không gây hại cho chim như ICON), làm sạch xung quanh nhà hoặc phung dung dịch chuyên dụng Racoa 3 tháng 1 lần. Vứt bỏ các vật dụng không cần thiết để chúng không chiếm chỗ và bít kín các lỗ mà gián có thể chui vào sinh sản.

4. Rận rệp:


Rận rệp cũng quấy rối chim, làm chim cảm thấy ngứa ngáy. Những con bọ này hút máu chim yến, làm chim con bị mất máu, trở nên gầy yếu, 1 số sẽ chết trước khi bay được. Tổ yến cũng bị bẩn vì các chất bài tiết của rận rệp, rất khó làm sạch do đó giảm giá trị của tổ yến. Để loại bỏ rận rệp, ván tổ và các chỗ nứt trên trần cần được phung dung dịch Rapekin 3 tháng 1 lần.

5. Dơi:


Nhìn chung chim yến không thích sống cùng nhà với dơi. Bởi vì tập tính ngủ của dơi là treo lên trần nhà, đầu thì ở dưới chân ở trên. Với vị trí như thế các chất bẩn có thể dính trên trần, chỗ chim làm tổ. Các chất bẩn dính nhiều sẽ làm chim yến không thích làm tổ ở đó. Mặt khác, đôi lúc dơi cũng muốn ăn trứng và tổ chim. Có 2 loại dơi thường ở trong nhả yến: Loại dơi nhỏ sinh sản nhanh lấn chiếm chỗ làm tổ của yến và loại dơi lớn sinh sản chậm hơn.

Dơi luôn ra khỏi nhà để kiếm ăn vào lúc chiều tối khi chim yến trở về nhà nên sẽ cản trở đường bay của chim, nếu dơi phát triển nhiều chim sẽ bay đi chỗ khác. Đó là tình trạng 1 số hang yến ven biển miền Trung nước ta.   Phương pháp phòng chống: Đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, sau đó bôi vôi hoặc bôi bột than củi (từ gỗ hoặc gáo dừa) trộn lẫn với cồn. Bằng cách này dơi sẽ không đến nữa. Không bao giờ trồng bất kỳ 1 loại cây ăn quả nào gần nhà yến vì các loại cây sẽ hấp dẫn dơi đến gần và chui vào nhà yến.





6. Rắn mối và tắc kè:


Động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến thậm chí tắc kè ăn cà chim con. Chúng thường chui vào nhà yến qua các lỗ cửa ra vào hoặc lỗ thông gió. Phương pháp phòng chống: Săn đuổi nó hoặc bắn vứt đi. Cố gắng làm rãnh nước quanh nhà, các lỗ thủng bít lại tường nhà phải nhẵn bóng và quét sơn. Người ta dùng các loại dây gai kim. Loại có ngạnh phủ quanh lỗ ra vào để ngăn chúng vào nhà yến.

7. Chim cắt săn mồi:


Bọn này thích ăn chim, xây nhà nên chọn vùng ít loại chim săn mồi. Chim yến con đang tập bay rất dễ làm mồi cho loài thú ăn thịt này.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét