Nhập môn nuôi yến
Gây đàn.
Nhân đàn.
Bạn cần có một kế hoạch hành động rõ ràng và chi tiết trong từng giai đoạn để tăng tối đa số tổ có thể trong thời gian ngắn nhất, làm cho khoản đầu tư của bạn sinh lợi nhanh nhất. Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi sẽ đi sâu vào giai đoạn 2, giai đoạn mà đa số người nuôi yến hiện nay vẫn đang loay hoay không thoát ra được. Thông thường, giai đoạn 2 kéo dài từ 1 – 3 năm, tùy vào khu vực. Như đã nói ở trên, thành công của giai đoạn này phụ thuộc vào việc dẫn dụ đàn yến từ môi trường bên ngoài (từ những nhà lân cận hoặc các đảo yến tự nhiên). Như vậy, có thể thấy rõ hai yếu tố quyết định thành bại ở đây là môi trường xung quanh (vị trí) và kỹ thuật dẫn dụ. Lựa chọn đúng một khu đất có vị trí tốt là bạn đã nắm trong tay 50% thắng lợi cho khoản đầu tư của mình. Ngược lại, đó là một sai lầm không thể cứu vãn.
Tôi đã có không ít bài viết nói về tầm quan trọng của việc này. Bạn đọc có thể tham khảo thêm tại bài viết 6 yếu tố quyết định vị trí nhà yến thành công !!! 50% thành công còn lại phụ thuộc vào kỹ thuật dẫn dụ, là sự kết hợp hoàn hảo của 4 yếu tố: thiết kế – kiểm soát môi trường bên trong (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) – hệ thống âm thanh – hóa chất dẫn dụ. Nếu 1 trong 4 yếu tố này thiếu hoặc sai thì khả năng thành công của bạn sẽ giảm đi đáng kể. Bài viết 10 nhân tố quyết định sự thành công cho nhà yến của bạn !!! đã thể hiện rất rõ quan điểm này. Một vấn đề khác mà bạn không thể không quan tâm là Con yến ngày càng kén chọn. Làm yến bây giờ là cạnh tranh chứ không còn là đơn thuần là xây nhà cho yến ở nữa.
Do đó, cách thức dẫn dụ cũng dần thay đổi theo thời gian, nhưng luôn bám theo triết lý duy nhất “Hãy cho chúng tất cả những gì chúng thích”. Trước khi bắt nó nhả từng sợi nước bọt để bạn lấy tổ thì hãy phục vụ chúng tốt nhât có thể. Đó là cách mà bạn tạo nên sự khác biệt để con yến phải chọn nhà bạn chứ không phải nhà ông hàng xóm. Như các bạn đã biết chim yến thường sống chủ yếu trên các hòn đảo ngoài khơi, vách tường, nhà gỗ…những nơi có độ ẩm cao, thức ăn phong phú, ánh sáng thích hợp. Chim yến sống theo quần thể, thích bay nhảy nên diện tích nhà nuôi yến phải đảm bảo rộng rãi, đủ điều kiện nuôi yến.
Chính vì vậy, người nuôi yến cần có những kinh nghiệm và kỹ thuật trong việc nuôi chim yến trong nhà. Dưới đây là 2 bí kíp giúp nuôi chim yến trong nhà, bạn đọc có thể tham khảo để có thêm kiến thức về xây nhà và nuôi chim yến.
Nghiên cứu về đặc tính của chim yến kỹ lưỡng
Chim yến không vào những nhà có những loài vật làm hại chim yến. Thức ăn chim yến rất phong phú, nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là các loài côn trùng nên chim yến giúp bảo vệ mùa màng cho nông dân. Chim yến thường sống bầy đàn, chúng thường kéo nhau đi kiếm ăn, cùng nhau kéo về tổ sau mỗi buổi kiếm ăn về.
Thiết kế kiến trúc xây dựng đúng
Nhà chim yến cần rộng rãi, thoáng mát, không ẩm thấp, tránh chuột, mèo, kiến… Ngôi nhà cần có nền trần tốt bảo vệ lớp gỗ bạch tùng sấy tránh mưa, gió, không ngâm dầu gây mùi lạ làm chim yến không bám vào làm tổ và ảnh hưởng lớn đến năng suất của tổ yến. Chính vì vậy, thiết kế kiến trúc cho chim yến cư trú là bước quan trọng và quyết định sự thành công của người nuôi chim yến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét