Như các bạn đã biết chim yến thường sống chủ yếu trên các hòn đảo ngoài khơi, vách tường, nhà gỗ…những nơi có độ ẩm cao, thức ăn phong phú, ánh sáng thích hợp. Chim yến sống theo quần thể, thích bay nhảy nên diện tích nhà nuôi yến phải đảm bảo rộng rãi, đủ điều kiện nuôi yến.
Chính vì vậy, người nuôi yến cần có những kinh nghiệm và kỹ thuật trong việc nuôi chim yến trong nhà. Dưới đây là 2 bí kíp giúp nuôi chim yến trong nhà, bạn đọc có thể tham khảo để có thêm kiến thức về xây nhà và nuôi chim yến.
Nghiên cứu về đặc tính của chim yến thật kỹ
Chim yến là loài chim có thị lực tốt, thích làm tổ ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux, những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù tấn công như cú mèo, dơi, các loài chim khác. Chim yến cũng có thính giác và ngửi mùi tốt, do đó lựa chọn gỗ làm nhà nuôi chim yến rất quan trọng và phải đảm bảo chất lượng, đủ độ ẩm, không gian xung quanh thoáng mát, có nhiều ao, hồ, cây xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho chim yến phát triển.
Chim yến không vào những nhà có những loài vật làm hại chim yến. Thức ăn chim yến rất phong phú, nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là các loài côn trùng nên chim yến giúp bảo vệ mùa màng cho nông dân. Chim yến thường sống bầy đàn, chúng thường kéo nhau đi kiếm ăn, cùng nhau kéo về tổ sau mỗi buổi kiếm ăn về.
Thiết kế kiến trúc xây dựng phù hợp
Nhà nuôi chim yến cần được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn thích hợp điều kiện sinh sống của chim yến. Trong nhà cần duy trì độ ẩm từ 85 – 95%, có lặp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ 25
oC – 28
oC với điều kiện sống chim yến. Nguồn vật liệu chính trong nhà nuôi yến là gỗ bạch tùng sấy sẽ giúp loài chim yến cư trú lâu dài và mang lại hiệu quả cao hơn.
Nhà nuôi yến cần lặp đặt hệ thống camera để theo dõi hoạt động của chim, tránh tác nhân gây ảnh hưởng đời sống chim yến. Nhà nuôi yến thường làm giống một cái kho lớn để không cản trở lúc chim yến bay ra bay vào.
Màu sơn của nhà chim yến có màu đá thiên nhiên, xung quanh cần trồng cây bao quanh và ngoài cùng phải xây một lớp hàng rào bảo vệ.
Nhà chim yến cần rộng rãi, thoáng mát, không ẩm thấp, tránh chuột, mèo, kiến… Ngôi nhà cần có nền trần tốt bảo vệ lớp gỗ bạch tùng sấy tránh mưa, gió, không ngâm dầu gây mùi lạ làm chim yến không bám vào làm tổ và ảnh hưởng lớn đến năng suất của tổ yến.
Chính vì vậy, thiết kế kiến trúc cho chim yến cư trú là bước quan trọng và quyết định sự thành công của người nuôi chim yến.
Chọn sai địa điểm để xây nhà nuôi yến
Có tới > 90% trường hợp thất bại xuất phát từ việc nuôi yến theo phong trào. Họ thấy nhà bên cạnh hoặc địa phương đã nuôi nên họ cũng làm theo. Họ không biết hay chọn vị trí hay địa điểm đó có nuôi được hay không?
Một suy nghĩ nữa, đó là họ không chịu bỏ ra một khoản phí nhỏ để nhờ nhà tư vấn khảo sát và tư vấn có nên đầu tư hay không trước khi bắt tay vào đầu tư. Họ nghĩ, sẽ có yến do nhà bên cạnh đã có.
Tại sao điều này là sai lầm: Dĩ nhiên, khu vực đó ít chim yến sinh sống hoặc đã sinh sống ổn định tại các khu nhà khác thì rất khó dẫn dụ vào nhà mình. Do đó, phát triển chậm chạp.
Không hiểu về tập tính chim yến
Do chủ đầu tư hay nhà tư vấn không hiểu về tập tính của yến nên khi thiết kế và xây dựng nhà yến không phù hợp với môi trường sống của yến. Hoặc yến sẽ không vào hoặc vào rồi nhưng không ở hoặc ở nhưng không làm tổ.
Tại sao điều này là sai lầm: Yến rất nhạy cảm với môi trường sống xung quanh. Do đó, yến sẽ không ở tại những nơi không thích hợp như nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, mùi bầy đàn.
Người nuôi yến không vững về tâm lý khi đầu tư
Do chủ đầu tư có tâm lý nôn nóng, muốn có được kết quả ngay. Họ rất lo lắng khi một ngày nào đó yến không về hoặc chưa có trong thời gian ngắn. Họ bắt đầu nghĩ đến việc sửa chữa lại nhà yến, ra vào nhà yến để quan sát nhiều lần. Do vậy, không đúng với kỹ thuật hay tập tính của yến như thiết kế ban đầu.
Một phần khác, tâm lý nôn nóng xuất phát từ việc họ đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn, nên bắt đầu lo sợ khi chim yến không về hoặc về ít.
Tại sao điều này là sai lầm: Yến rất nhạy cảm với môi trường mới. Mục đích cuối cùng yến ở là làm tổ và sinh con, do vậy yến sẽ không ở những nơi không an toàn. Ra vào thường xuyên hoặc sửa chữa làm cho yến lo sợ và đi nơi khác.
Hy vọng với một số nguyên nhân vừa nêu trên các bạn có thể rút ra được kiến thức nuôi yến quý giá để có thể dễ dàng thành công trong công cuộc nuôi chim yến của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét