Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Kỹ thuật nuôi yến sào trong nhà và cách bảo quản yến sào để dùng được lâu nhất

Nghề nuôi yến sào hiện nay đang được phát triển khá rộng rãi trong khu vực Đông Nam Án, ở nước ta cũng vậy, nuôi yến sào tại nhà đang được rất nhiều người quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên để xây dựng được một nhà nuôi chim yến không phải là điều đơn giản, nó đòi hỏi cả một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu.

 Trước tiên bạn cần phải khảo sát địa điểm để đặt nhà nuôi chim yến. Vị trí xây nhà và đường bay của chim yến là rất quan trọng, nó quyết định đến việc bạn có thành công với kế hoạch của mình hay không. Thế nên đòi hỏi bạn phải đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề này Sau khi đã khảo sát và chọn địa điểm lý tưởng chúng ta sẽ đưa ra quyết định đầu tư cho căn nhà nuôi chim yến. Đầu tư lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nơi có chim yến nhiều hay ít…Khi đầu tư căn nhà có tầm quy mô phải thiết kế sao cho phù hợp từng tầng, phòng.

Phải nghiên cứu kỹ lỗ cho chim vào và vòng lượn hợp lý. Đặc điểm của mỗi vùng sẽ khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm vì thế phải thiết kế phụ thuộc vào điều kiện của mỗi vùng. Ví dụ: khu vực có nhiệt độ 28 -> 30 độ C thì phải chọn vật liệu và thiết kế phù hợp. Lưu ý nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong nhà Yến. Hệ thống thông gió của mỗi tầng cũng khác nhau. Đối với từng tầng ta có những thiết kế khác nhau tạo môi trường cực tốt cho Yến.





Chú ý đến ánh sáng và lỗ thông hơi khi xậy dựng nhà nuôi yến.


Ánh sang vừa đủ (lờ mờ) tức không sáng quá, và cũng không tối quá Không khí trong nhà phải lưu thông hợp lý, lỗ thông hơi phải được che chắn không cho kẻ thù của chim yến chui vào. Ánh sang thông hơi tầng dưới khác tầng trên, không nên rập khuôn. Theo kinh nghiệm của một số nước nuôi yến (Malaysia, Indonexia), đặc biệt là Indonexia lỗ thông hơi được thiết kế theo dạng lỗ tròn, bên ngoài che lưới rất phù hợp cho mô hình nhà yến tại Việt Nam. Nếu lỗ thông hơi theo kiểu Malayxia được thiết kế chừa lỗ hình vuông, ngoài cùng có phần lõm, nếu về lâu dài sẽ là nơi kẻ thù của Chim yến như: gián, rết, rắn là rất nguy hiểm cho Chim yến.

 Khuôn viên ngoài căn nhà chim yến rộng, trồng nhiều cây tạo côn trùng cho Chim yến, không có cây cao quá lỗ chim vào, sàn của mỗi tầng lớn(lý tưởng 300m2/sàn – 12x25), chim yến có thể lượn dễ dàng và mang lại cho ta năng suất yến sào rất cao, trung bình 6m2/ 1 kg. Đặc biệt gần sông nước và trước lỗ ra vào có tạo phun sương à rất thích hợp cho chim yến. Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 40 cm. Khoảng cách lỗ ra vào ta dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể (30x20 cm) – (60x40 cm) (80x40 cm ) … Khoảng cách của thanh làm tổ và cách đóng, khoảng cách ô lý tưởng (30x90)cm hoặc (30x100)cm nhưng tùy vào khổ ván.

  Ví dụ: bản rộng (20x25)cm. ta đóng (30à40 x 90)cm , khi đặt khung tổ ta phải tính toán kỹ để chọn độ dày thanh khung gỗ, bề rộng (phù hợp cho từng vùng)… Hiện tại có rất nhiều nhà đóng theo kiểu từng thanh gỗ dài không đóng khung, về sau này nhiều chuyên gia đã đúc kết và nghiên cứu phải đóng theo hình khung như đã giới thiệu ở trên thì số lượng chim làm tổ sẽ đông hơn rất nhiều. Thanh làm tổ cho chim cũng rất quan trọng, không nên sử dụng gỗ chưa đuợc nghiên cứu như: gỗ xoài, ổi, bạch đàn, cừ tràm…mà phải sử dụng thanh làm yến sào chuyên dụng.




Chọn nguyên vật liệu cho phụ để dụ yến đến nhà.


Tổ giả: đóng một số ít tổ giả xung quanh một số loa được gắn bên trong nhà. Không nên lạm dụng nhiều yến sào giả quá, yến sẽ có cảm giác khó chịu.

  Loa trong nhà: gắn một số loa nhỏ xung quanh trong nhà, trên những thanh làm tổ, tạo tiếng kêu vừa đủ.

  Khử mùi: Một số bột mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn và làm cho yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà.

  Loa ngoài: dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động, tiếng kêu phải vừa tùy theo khu vực dân cư ít hay nhiều.  

  Cây tạo côn trùng: trồng các loại cây để tạo côn trùng cho chim thích như: cây xung, cây táo nhơn. Cây được trồng xung quanh nhà hoặc vùng bay lượn của chim. Làm như thế sẽ thu hút được yến về rất đông.


  Máy phun sương: nhằm giữ nhiệt độ và độ bên trong nhà chim (80-95% độ ẩm và 25-28 oC)

Cần nên chú ý đến một số yếu tố gây nguy hiểm cho chim yến


Các loài chim: Chim đại bang, cú mèo, quạ, bồ câu…tốt nhất không nên để chúng bay xung quanh ngôi nhà yến, nếu thấy phải xua đuổi, không để chúng xâm nhập lại gần vì yến sẽ hoảng sợ.

  Chuột: Chim yến rất sợ loại chuột, nếu chuột vào yến sẽ bay đi nơi khác nên bằng mọi cách phải ngăn chặn chúng từ mọi ngõ ngách để chúng không có cơ hội vào được( thấy là diệt)

  Dơi: rất hôi & luôn quấy động, thậm chí chúng còn ăn trứng và yến con, có nhiều nhất là mùa khô à yến bay đi nơi khác.

  Rệp: là loại rất hôi, khi đóng gỗ tạo ra khe hở trên trần sẽ tạo điều kiện cho chúng sống và phát triển à là yến khó chịu, ko làm tổ.

  Nhện: lưu ý lỗ ra vào có nhện và gián hay không, nếu có phải quét dọn ngay nếu không sẽ làm ảnh hưởng đường bay của yến. Đó là một số kinh nghiệm về kỹ thuật trong nghề nuôi chim yến, hy vọng sẽ giúp ích cho quý bà con. Chúng tôi luôn mong rằng bà con sẽ thành công với nghề nuôi chim yến của mình.

 Yến sào là loại thực phẩm quý và giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của con người. Yến sào có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn băn khoăn không biết cách bảo quản yến sào sao cho tốt nhất để không mất đi giá trị dinh dưỡng của tổ yến. Hãy cùng tìm hiểu những cách bảo quản yến sào như thế nào nhé.





Cách bảo quản đúng yến sào trước khi chưng

Yến sào sau khi sơ chế, ta để trong rây cho ráo nước. Sau đó, chúng ta chia yến ra từng bịch nhỏ với lượng dùng phù hợp với chúng ta. Tiếp đến chúng ta để những bịch yến vào tủ lạnh để cất giữ. Mỗi lần sử dụng, chúng ta chỉ cần lấy bịch yến ra cho rã đông và chưng bình thường. Với cách bảo quản này, yến sơ chế có thể lưu trữ được 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tươi ngon của yến thì chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng đổ lại là tốt nhất.

Cách bảo quản yến sào sau khi chưng

  Chúng ta có thể sơ chế yến sào và chưng hết lượng yến đã sơ chế. Sau khi chưng xong để nguội, chúng ta đậy kín và bảo quản lại trong tủ mát. Khi nào cần sử dụng chỉ việc lấy ra ăn. Tuy nhiên, với cách bảo quản này thì hạn sử dụng chỉ khoảng 10 – 15 ngày thôi nhé mọi người. Trên đây là các cách bảo quản yến sào, chúng tôi hy vọng với những cách bảo quản trên sẽ giúp ích được Quý khách hàng trong việc bảo quản và lưu giữ yến sào với đầy đủ chất dinh dưỡng nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét