Yến sào non
Yến sào non được thu hoạch từ môi trường nhà yến rất sạch, các nhà nuôi yến này chỉ mới hoạt động trong vòng 1 đến 3 năm, do đó yến non khá hiếm và có giá thành khá là cao, chỉ nên sử dụng dành cho trẻ em bị suy dinh dưỡng và có sức đề kháng yếu.
Yến sào già
Yến sào già thường có màu ngà ngà, sợi yến to và dày hơn sợi yến của yến sào non. Cùng một thời gian chế biến, yến non sẽ nhanh mềm hơn, còn yến già sẽ dai hơn. Do đó, cách nhận biết yến non và yến già tốt nhất là đem yến sào đi chế biến, vì nếu nhìn bằng mắt thường thì sẽ rất khó phân biệt được.
Hiện nay, trên thị trường có thập cẩm các loại yến. Theo ý kiến của nhiều người, “vàng” thì ít mà “cám” thì nhiều. Điều đó khiến người tiêu dùng như gặp phải “ma trận” trong việc lựa chọn sản phẩm đúng chất lượng và đúng với số tiền mình bỏ ra. Trong đó, ngoài yến huyết với số lượng nhỏ giọt như đề cập ở kỳ trước, còn một loại yến quý khác, được quảng cáo và bán tràn lan, đó chính là yến đảo. Các đơn vị cung cấp, phân phối, bán các sản phẩm này tung nhiều chiêu “hỏa mù”, khiến người tiêu dùng rơi vào ma trận thật – giả – kém chất lượng.
Đệ nhất yến huyết, nhì yến đảo?
Hình dạng yến sào giống như cái chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non khỏi thời tiết và không bị các loài vật khác ăn mất, bên cạnh đó, chân yến sào cần cứng để có thể gắn chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. Loại yến này thường được tìm thấy ở Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Thực tế, yến đảo rất hiếm, chính vì thế nó cũng được cho là quý vì số lượng khá ít ỏi, chiếm tỉ lệ nhỏ so với yến nhà. Một phần cũng vì việc khai thác hết sức khó khăn, thường là phải bắc giàn giáo, leo lên các vách đá cheo leo trong các hang động tự nhiên hiểm trở nên cộng vào giá thành của yến đảo cao.
Theo ông Tiến thì hiện nay, tại Việt Nam, số đơn vị, cơ sở cung cấp và phân phối yến đảo chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Tuy nhiên, trên thị trường và nhiều địa chỉ trên các trang web lại đang quảng cáo một cách rầm rộ về loại yến đảo này. Dạo quanh thị trường yến sào tại TP.HCM không khó để có thể tìm được các cơ sở bán yến đảo. Ví như, “yến đảo thiên nhiên” của K.H có giá tới 7,2 triệu đồng/100gr, “yến đảo nguyên tổ còn lông” của B.T có giá tới 8,6 triệu đồng/100gr và “loại làm sạch” có giá 7,6 triệu đồng/100gr.
Tuy nhiên, cũng có nơi bán với giá trên trời, với mức từ trên 10 triệu cho tới 30 triệu/100gr. Với mức giá này, nhiều người cảm thấy sử dụng yến đảo đã ngang với giá yến huyết (như kỳ trước PV đã đề cập).
Thật giả khó lường yến sào giá rẻ
Với những lời quảng cáo này, nhiều người tỏ ra giật mình. Bà Hoàng Hoa Ánh (ngụ Q.Tân Bình) cho biết: “Sao yến sào mà lại bán với giá rẻ mạt như thế? Trong khi trên thị trường, một số sản phẩm uy tín có giá rất cao, đến ba bốn chục triệu đồng/kg cho loại yến sào bình thường rồi, lấy đâu ra mà có yến giá rẻ như vậy? Đó là chưa kể hàng loạt quà tặng mà người ta tặng kèm theo”. Người tiêu dùng có quyền đặt ra nghi vấn về các loại yến giả, yến độn? Tương tự, ông Nguyễn Trung Tú, đại diện một doanh nghiệp phân phối yến sào tại TP.HCM cũng cho rằng, thực sự nếu đúng là yến nguyên tổ, nguyên chất, dù là yến nuôi thì giá thành cũng phải tới vài ba chục triệu đồng/kg. Đó là chưa kể các chi phí khác, chiếm một phần lớn trong giá thành sản phẩm, như nhân công, vận chuyển, xử lý, sơ chế…
Do vậy, người tiêu dùng phải hết sức cẩn trọng với các loại yến giá rẻ. Thực tế, theo điều tra, tìm hiểu của PV, hiện nay, khi tìm mua các loại yến giá rẻ trên thị trường rồi hỏi họ cách gắn mác các thương hiệu nổi tiếng vào thì nhiều nhà cung cấp đều trả lời là được. Trong vai một người cần tìm nguồn hàng yến về bỏ cho đại lý của mình, PV liên hệ với một số nơi để có giá yến rẻ nhất. Anh Nam, chủ một cơ sở bán yến tại huyện Cần Giờ (TP.HCM) khi trao đổi với PV cho biết: “Anh lấy số lượng bao nhiêu cũng có, giá khoảng 17 – 19 triệu đồng/kg, chính hiệu yến sào Cần Giờ”. PV hỏi: “Yến này là yến đảo hay yến nhà”, Nam tỏ ra thành thật: “Yến nhà chứ anh, còn yến đảo làm sao có giá đó”. PV vẫn cố tình chê đắt, Nam cho biết: “Giá vậy là rẻ nhất khu vực Cần Giờ này rồi, anh tìm được chỗ nào rẻ hơn thì cứ mua.
Còn lấy chỗ em thì giá đó là đúng nhất rồi”. PV hỏi tiếp: “Lấy yến sào của anh về rồi gắn mác thương hiệu khác có tiếng hơn để bán cho có giá được không?”. Nam nói: “Tùy anh thôi, người ta cũng làm đầy ra đó mà. Hôm trước cũng có người hỏi như vậy, bên em ô-kê hết, không có vấn đề gì cả”. Từ cơ sở này cũng là lý do khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại, yến giá rẻ là các loại yến giả.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về yến sào thì hiện nay, ít có các loại yến giả như trước đây. Bởi làm yến giả thì dễ bị phát hiện, ngoài cơ quan quản lý Nhà nước thì người tiêu dùng phần nào cũng biết được chút ít về yến sào khi họ tìm hiểu để mua và sử dụng. Do đó, tình trạng phổ biến hiện nay chính là các loại yến kém chất lượng, yến độn, pha các loại tạp chất khác mà thôi. Ông Tiến cho rằng, cách làm ăn gian dối phổ biến và thịnh hành nhất hiện nay chính là độn yến với đường ăn, theo tỉ lệ 40 – 60, trong đó có tới 60% là đường ăn và chỉ có 40% là yến thật. Với tỉ lệ này, người bán luôn có lời và thậm chí là lời rất nhiều, có thể nói là siêu lợi nhuận.
Ví dụ trong 100gr yến sào, bán ra với giá phổ biến hiện nay từ 4 – 6 triệu đồng, trong đó giá của yến thực chất chỉ chiếm 1,6 triệu đến 2,4 triệu đồng (nếu đúng yến thật, nguyên chất) mà thôi, còn lại là đường ăn. Như vậy, “bán với giá nào cũng lời, trong khi một kg đường ăn không đáng giá bao nhiêu tiền”, ông Tiến nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét