Tiêu chí cơ bản lựa chọn mô hình nuôi chim yến
Các loại mô hình nuôi chim yến hiện nay
Mô hình này là những ngôi nhà chim yến mang tính chất đầu tư chỉ phục vụ cho việc nuôi yến và lấy tổ, ngoài ra không phục vụ mục tiêu nào khác. Thông thường, những nhà này là hình chữ nhật hoặc hình vuông, khoảng 2 đến 3 tầng, diện tích nền trên 100 m2, sử dụng các vật liệu thô mang tính chất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhà yến và bền vững theo thời gian đồng thời tiết kiệm chi phí.
2/ Nhà yến kết hợp với nhà ở
Đây là mô hình nhà yến mang tính chất tiết kiệm chi phí đầu tư, do tận dụng các tầng trên của nhà đang ở có sẵn để cải tạo lại thành nhà nuôi chim yến, hoặc tận dụng sức chịu tải hiện có của nhà như móng, trụ, dầm sàn mà thiết kế thêm các tầng phía trên để nuôi chim yến. Với mô hình này, chúng ta nên chọn một số vật liệu nhẹ để thiết kế cho ngôi nhà yến nhằm giảm tải cho công trình, an toàn về kết cấu chịu lực, đảm bảo về điều kiện sinh sống của chim yến.
3/ Mô hình núi chim yến nhân tạo
Mô hình núi chim yến nhân tạo thường được thực hiện tại các khu du lịch, chưa được phổ biến nhiều như các mô hình nuôi chim yến khác. Hiện nay một số nhà yến ở miền Nam sử dụng mô hình này được dùng để thiết kế xây dựng núi nhân tạo nuôi chim yến. Nguyên tắc thiết kế và thi công của mô hình này là xây dựng bộ khung trụ, dầm, sàn rồi phủ lớp vỏ lưới thép, sau đó phun hỗn hợp vữa xi măng và chất phụ gia bao bọc bên ngoài để cách nhiệt, đảm bảo độ ẩm tốt, thường dùng hai lớp vỏ bao ngoài.
Ưu điểm của mô hình là có kiến trúc đẹp, phù hợp để xây dựng ở những khu du lịch sinh thái. Nhược điểm mô hình này là tuổi thọ không cao, chi phí đầu tư cao, dễ thấm nước mưa, kết cấu phức tạp ảnh hưởng đến vòng bay lượn của chim.
4/ Nhà yến kết hợp nhà ở sân vườn
Đây là loại mô hình đầu tư nhà yến đơn thuần kết hợp với nhà ở dân dụng. Thường áp dụng ở các khu biệt thự vườn.
5/ Nhà nuôi chim yến kết hợp ấp nở nhân tạo
Đây là mô hình nuôi chim yến bền vững và khá thành công hiện nay. Ngoài việc nuôi yến để lấy tổ, còn gia tăng bầy đàn cho nhà yến và vùng nuôi chim yến, đáp ứng việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nuôi chim, tạo nền tảng phát triển bền vững trong tương lai. Để xây dựng mô hình trên, chủ đầu tư phải xây dựng kết hợp một số hạng mục như sau: nhà nuôi yến đơn thuần, nhà ấp nuôi nhân tạo và nhà lồng tạo môi trường sống tự nhiên cho chim yến.
6/ Mô hình làng nghề nuôi chim yến
Việc tập trung nuôi chim yến theo vùng và xây dựng làng nghề là mô hình nuôi chim yến mục tiêu để phát triển ngành nghề nuôi yến trong tương lai. Đây là mô hình nuôi chim yến mang lại nhiều hiệu quả cho nhà đầu tư cũng như đáp ứng các nhu cầu phát triển xã hội, như:
– Giảm thiểu các rủi ro cho các hộ dân nuôi chim yến vì các vùng đất được chọn để quy hoạch đã được nghiên cứu kỹ về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, vùng thức ăn bền vững, tổng lượng bầy đàn hiện có…
– Tạo tính chuyên nghiệp trong ngành nghề nuôi chim yến.
– Việc quy hoạch các vùng nuôi yến, các làng nghề nuôi chim yến bền vững, khoa học và đảm bảo quy hoạch phát triển tổng thể về kinh tế xã hội. Kiểm soát được mật độ xây dựng nhà yến trong vùng.
– Thuận lợi cho việc tổ chức quản lý đối với các ngành chức năng.
– Kiểm soát được vấn đề môi trường vùng nuôi chim yến.
– Thống nhất thiết bị công nghệ, kiểu dáng, quy mô công trình nuôi chim yến phù hợp nhất cho từng vùng nuôi chim yến.
– Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ.
– Tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như vận hành sau này như: giảm chi phí giá trị đất, chi phí thiết kế và chi phí thủ tục đầu tư, chi phí khảo sát, chi phí tư vấn và thiết bị công nghệ, chi phí quản lý vận hành
Thu hoạch bao nhiêu lần trong 1 năm ?
– Thu hoạch trong trường hợp số lượng chim yến quá nhiều không còn nâng đàn được nữa: chim yến làm tổ đã xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Tổ không đạt chất lượng như tổ đủ ngày tháng.
– Thu hoạch trong trường hợp nâng đàn (nhà yến mới xây): Khi thu hoạch tổ cần phải thực hiện đúng phương pháp, chi tiết và chắc chắn để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đàn yến và không làm cho chim cảm thấy mất yên tĩnh và bỏ đi.
Thời điểm thu hoạch phù hợp
Nhiều người nuôi chim yến cho rằng phương pháp thu hoạch yến sào là cả một nghệ thuật. Nếu như người nuôi yến biết và hiểu rõ các phương pháp thu hoạch tổ kiếm được nhiều tiền hơn có thể tăng số lượng tổ một cách đáng kể. Phương pháp thu hoạch tổ trước khi chim yến đẻ trứng là cách làm phổ biến và tối ưu nhất hiện nay. Lý do mà phương pháp thu hoạch này được ưa chuộng là do lúc này yến sào sẽ sạch và không có bụi, lông hay phân chim yến…
Đồng thời, lúc này do thời gian xử lý ngắn nên nếu chim yến thấy tổ của mình bị mất sẽ ngay lập tức xây lại tổ mới. Phương pháp này chỉ dùng khi có rất nhiều chim yến trong nhà nuôi yến. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp thu hoạch này là yến sào được thu hoạch sẽ nhẹ hơn do lượng nước bọt mà chim yến tiết ra sẽ ít hơn. Đặc biệt, do phải tiết ra một lượng lớn nước bọt để xây tổ mới nên sức khỏe của chim yến lúc này cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, nhất là những con chim yến mái không có tổ để đẻ trứng.
2/ Thu hoạch khi chim yến đẻ được hai quả trứng
Thu hoạch yến sào khi chim yến đẻ được 2 quả trứng trong tổ giúp bạn có thể thu được tổ 4 lần/năm và sau mỗi tháng có thể thu hoạch tổ. Tuy nhiên, đa số cho là không nên thu hoạch tổ khi mà chim yến mới đẻ được 2 quả trứng trong tổ vì chúng sẽ gây rắc rối cho chim yến mái khi muốn ấp và nở thành chim con. Phương pháp này chỉ nên áp dụng nơi có rất nhiều chim yến đến ở và trứng chim được dồn lại ấp chung một nơi bằng máy hay ấp thủ công.
Ưu điểm của phương pháp này là yến sào có sự hoàn chỉnh hơn về mặt cấu trúc, đồng thời tổ cũng dày hơn và chất lượng hơn. Nhược điểm của phương pháp này là số lượng chim yến nuôi trong nhà nuôi chim yến sẽ bị giảm đi vì trứng không nở ra những con chim yến non được và thường là mất và hỏng đi. Nếu ấp tập trung sẽ giải quyết được khó khăn đó.
3/ Thu hoạch khi chim yến non rời tổ
Đây là phương pháp thu hoạch yến sào sau khi chim yến non đã trưởng thành và bay đi khỏi tổ. Phương pháp này có thể được áp dụng cho cả yến nuôi ngoài đảo và yến nuôi trong nhà. Ưu điểm của phương pháp thu hoạch này là số lượng chim yến trong nhà của bạn sẽ tăng lên vì chứa một lượng lớn những chú chim non và chúng sẽ tiếp tục xây nên các tổ mới. Đây là cách dưỡng đàn chim yến còn ít của người nuôi chim yến. Nhược điểm của phương pháp thu hoạch này là yến sào thu được sẽ rất bẩn vì chứa nhiều lông, phân chim và thức ăn của chim, người mua sẽ phải rất vất vả để lọc ra yến sào sạch.
Vì thế, chất lượng của yến sào cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Người ta sẽ làm lại yến sào bằng cách rũ rối làm lại yến sào mới. Như vậy, dựa vào các ưu nhược điểm trên đây của từng phương pháp thu hoạch tổ, người nuôi yến có thể tạo nên các phương pháp riêng cho mình hoặc có thể kết hợp tất cả các phương pháp trên để chất lượng tổ tốt nhất. Nhìn chung, tùy vào mùa và số lượng chim trong nhà ta có thể thu hoạch:
– Với những nhà nuôi yến có ít chim dưới 300 con: chưa nên khai thác, tốt nhất nên dưỡng đàn cho có thật nhiều chim con. Trong mùa sinh sản không nên khai thác, hãy đợi cho chim yến non biết bay.
– Kinh nghiệm thường khai thác tỉa, tức là khai thác ngay khi chim non đã bay khỏi tổ. Phương pháp này đòi hỏi người nuôi phải tới nhà nuôi yến thường xuyên để xem xét và quyết định. Tuy nhiên, an toàn nhất là bảo vệ được chim và tận dụng tối đa cơ hội khia thác tổ trước khi cặp chim khác đẻ trứng vào tổ cũ.
– Nhà nuôi chim yến thành công nhất được khai thác sau mỗi 15 ngày vì rất nhiều tổ yến. Yến hàng trung bình 2 lần/năm. Yến tổ trắng: 3 – 4 lần/năm tùy vào điều kiện thức ăn có dồi dào hay không. Chim yến thường làm tổ bắt đầu sau mùa mưa vì đây là thời điểm có nhiều côn trùng làm thức ăn.
Những lưu ý trong quá trình thu hoạch tổ
– Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố gây hại đối với chim.
– Để cho tổ chim yến không bị gãy thì trước khi lấy đi thì phải phun nước trước, xung quanh chỗ làm tổ. Tiếp đến dùng dao mỏng để gạt hớt nó.
– Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý, làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại lúc ban đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét