Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Kỹ thuật nuôi chim Yến tại nhà kiếm vài trăm triệu mỗi năm

Để có kỹ thuật nuôi chim Yến đúng cách cần phải nắm vững các yêu tố sinh trưởng, môi trường và điều kiện sống của loài chim này mới tạo ra được những hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi chim.

 Ở nước ta hiện nay có một số loài chim Yến khác nhau tiêu biểu như: Yến cỏ Việt Nam, Yến cỏ cây dừa hay Yến hàng và Yến tổ trắng,....mỗi loài có mỗi đặc tính khác nhau. Vậy làm sao để có thể nuôi được chim Yến trong nhà là cả một quá trình không đơn giản đòi hỏi bạn phải kiên trì và điều quan trọng là phải có hứng thú.



Nhiệt độ thích hợp nuôi chim Yến là bao nhiêu ?


Chim Yến nuôi trong nhà phải đảm bảo được độ ẩm từ 75- 90%. Nhiệt độ: 27 – 290C. Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết như độ cao của căn nhà hợp lý. Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí. Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Ống thông với lỗ hổng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ. Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió.

Làm nhà cho chim Yến


Chim Yến là động vật hoang dã chưa thuần dưỡng, chúng thường sống trong những hang động tự nhiên. Do đó, muốn nuôi chim Yến trong nhà trước hết cần phải tạo ra một môi trường sống y như ngoài thiên nhiên để chúng cảm thấy an toàn. Nuôi chim yến không cần quỹ đất lớn, có thể xây nhà nuôi ở vùng đất kém màu mỡ, không sản xuất nông nghiệp được. Độ cao của mỗi tầng nhà chim ít nhất là 2m đối với những vùng lạnh.

 Tuy nhiên cần chú ý là có khoảng thông tầng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên. Số tầng tối thiểu là 2 tầng. Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi nó quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm khó điều chỉnh, ít điều kiện để chim lựa chọn 1 chỗ thích hợp nhất cho nó.

Kỹ thuật nuôi và dẫn dụ chim Yến đúng


Kỹ thuật nuôi chim Yến không phải ai cũng có thể nuôi và thành công. Vì ngoài tiền đầu tư rất lớn ra còn chịu nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thành công của một nhà yến, như vị trí xây nhà yến. Kỹ thuật xây dựng như vật liệu làm nhà, kích thướt, độ cao, hướng bố trí cửa chính - phụ, giờ mở loa, loại loa - âm lượng, âm thanh trong - ngoài nhà - âm thanh theo mùa - thời điểm. Cách bố trí hệ thống phun sương. Hóa chất phun trong nhà... Quy hoạch các loại cây trồng quanh nhà yến. Ngoài ra còn nhiều yếu tố phức tạp khác.

Do đó nếu muốn làm giàu từ việc nuôi Yến chắc chắn phải thực sự vững tâm, kiên trì và quan trọng là hứng thú. Nuôi Yến trong nhà là một nghề không chỉ đòi hỏi người nuôi Yến phải có nghệ thuật mà việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ là hết sức cần thiết. Điều đầu tiên cần làm đó là dẫn dụ chúng ổn định trong tổ. Phương pháp để có thể dụ chúng chính là nhờ vào các thiết bị âm thanh, cải tiến các loại loa để phát ra tiếng chim lan xa.



Chim Yến sinh sản


Chim Yến sinh sản theo mùa, vào khoảng giữa tháng 01 chim bắt đầu xây tổ, đến giữa cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Chim Yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi chim con, sinh sống khá ổn định. Chim Yến 8 - 10 tháng tuổi thành thục và đẻ trứng lần đầu. Chim xây tổ 30-80 ngày, giao cấu và đẻ trứng 5 - 8 ngày, ấp trứng: 23 - 30 ngày, từ trứng nở đến lúc chim non bay khỏi tổ là 43 ± 3 ngày.

 Chim non nở ra trụi lông, màu hồng nhạt, da nhăn nheo. Sau 5 - 6 ngày tuổi, đâm lông tơ, lông mọc rất ít, chậm và giữ ít lông như vậy đến khoảng 20 ngày tuổi và mọc khá đều ở 30 - 40 ngày tuổi, khoảng 45 ngày thì bay được. Trong nhà Yến để chim tự ấp nở thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Một chu kỳ sinh sản của chim khoảng 3-4 tháng, trong đó 1-2 tháng là xây tổ và 2,5 tháng ấp nở nuôi con, và có thời gian nghỉ nhưng về quần đàn thì chim yến nhà đẻ rải rác quanh năm.  

Phòng bệnh


Trong kỹ thuật nuôi chim Yến bệnh thường gặp nhất chính là chân bị đỏ và sưng tấy. Nguyên nhân chính là do chim ít vận động, cũng có khi là do gien di truyền và đặc biệt do các ký sinh trùng như mạt, rệp, ve tấn công sẽ khiến chim bị suy dinh dưỡng. Cách phát hiện bằng cách quan sát nếu thấy chim khi đứng hay co một chân lên. Lúc này có thể nói bệnh đã có dấu hiệu trở nặng và rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Nếu vết trầy xước nhỏ thì có thể trị bằng cách sát khuẩn ngay bằng thuốc sát khuẩn thông thường như cồn, oxy già….. Còn nếu vết thương đã chảy máu thì sử dụng các chế phẩm giúp cầm máu.

Thu hoạch


Thức ăn chim Yến là các loại côn trùng nên nếu có chim Yến trong nhà sẽ góp phần tiêu diệt loài gây hại. Ngoài ra, nuôi chim Yến cũng cho hiệu quả kinh tế cực cao nếu nắm bắt được các quy trình kỹ thuật khoa học. Một cặp chim Yến có khả năng cho thu nhập 1 triệu đồng/năm, vòng đời chim Yến là 12 năm, tương ứng 12 triệu đồng. Nghề nuôi yến sào hiện nay đang được phát triển khá rộng rãi trong khu vực Đông Nam Án, ở nước ta cũng vậy, nuôi yến sào tại nhà đang được rất nhiều người quan tâm và đầu tư.

Tuy nhiên để xây dựng được một nhà nuôi chim yến không phải là điều đơn giản, nó đòi hỏi cả một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu. Trước tiên bạn cần phải khảo sát địa điểm để đặt nhà nuôi chim yến. Vị trí xây nhà và đường bay của chim yến là rất quan trọng, nó quyết định đến việc bạn có thành công với kế hoạch của mình hay không. Thế nên đòi hỏi bạn phải đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề này Sau khi đã khảo sát và chọn địa điểm lý tưởng chúng ta sẽ đưa ra quyết định đầu tư cho căn nhà nuôi chim yến. Đầu tư lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nơi có chim yến nhiều hay ít…

Khi đầu tư căn nhà có tầm quy mô phải thiết kế sao cho phù hợp từng tầng, phòng. Phải nghiên cứu kỹ lỗ cho chim vào và vòng lượn hợp lý. Đặc điểm của mỗi vùng sẽ khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm vì thế phải thiết kế phụ thuộc vào điều kiện của mỗi vùng. Ví dụ: khu vực có nhiệt độ 28 -> 30 độ C thì phải chọn vật liệu và thiết kế phù hợp. Lưu ý nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong nhà Yến. Hệ thống thông gió của mỗi tầng cũng khác nhau. Đối với từng tầng ta có những thiết kế khác nhau tạo môi trường cực tốt cho Yến.

Ánh sáng và lỗ thông hơi khi xậy dựng nhà nuôi yến.


Ánh sang vừa đủ (lờ mờ) tức không sáng quá, và cũng không tối quá Không khí trong nhà phải lưu thông hợp lý, lỗ thông hơi phải được che chắn không cho kẻ thù của chim yến chui vào. Ánh sang thông hơi tầng dưới khác tầng trên, không nên rập khuôn. Theo kinh nghiệm của một số nước nuôi yến (Malaysia, Indonexia), đặc biệt là Indonexia lỗ thông hơi được thiết kế theo dạng lỗ tròn, bên ngoài che lưới rất phù hợp cho mô hình nhà yến tại Việt Nam. Nếu lỗ thông hơi theo kiểu Malayxia được thiết kế chừa lỗ hình vuông, ngoài cùng có phần lõm, nếu về lâu dài sẽ là nơi kẻ thù của Chim yến như: gián, rết, rắn là rất nguy hiểm cho Chim yến.

 Khuôn viên ngoài căn nhà chim yến rộng, trồng nhiều cây tạo côn trùng cho Chim yến, không có cây cao quá lỗ chim vào, sàn của mỗi tầng lớn(lý tưởng 300m2/sàn – 12x25), chim yến có thể lượn dễ dàng và mang lại cho ta năng suất yến sào rất cao, trung bình 6m2/ 1 kg. Đặc biệt gần sông nước và trước lỗ ra vào có tạo phun sương à rất thích hợp cho chim yến. Khoảng cách của lỗ thông hơi cách tấm sàn trên và dưới 40 cm. Khoảng cách lỗ ra vào ta dựa vào từng ngôi nhà được xây dựng lớn nhỏ để biết cách chừa lỗ cho chim vào. Có thể (30x20 cm) – (60x40 cm) (80x40 cm ) … Khoảng cách của thanh làm tổ và cách đóng, khoảng cách ô lý tưởng (30x90)cm hoặc (30x100)cm nhưng tùy vào khổ ván.

  Ví dụ: bản rộng (20x25)cm. ta đóng (30à40 x 90)cm , khi đặt khung tổ ta phải tính toán kỹ để chọn độ dày thanh khung gỗ, bề rộng (phù hợp cho từng vùng)… Hiện tại có rất nhiều nhà đóng theo kiểu từng thanh gỗ dài không đóng khung, về sau này nhiều chuyên gia đã đúc kết và nghiên cứu phải đóng theo hình khung như đã giới thiệu ở trên thì số lượng chim làm tổ sẽ đông hơn rất nhiều. Thanh làm tổ cho chim cũng rất quan trọng, không nên sử dụng gỗ chưa đuợc nghiên cứu như: gỗ xoài, ổi, bạch đàn, cừ tràm…mà phải sử dụng thanh làm yến sào chuyên dụng.





Chọn nguyên vật liệu cho phụ để dụ yến đến nhà.


Tổ giả: đóng một số ít tổ giả xung quanh một số loa được gắn bên trong nhà. Không nên lạm dụng nhiều yến sào giả quá, yến sẽ có cảm giác khó chịu.

  Loa trong nhà: gắn một số loa nhỏ xung quanh trong nhà, trên những thanh làm tổ, tạo tiếng kêu vừa đủ.

  Khử mùi: Một số bột mùi kích thích, tạo mùi bầy đàn và làm cho yến tưởng có “bạn” đã ở sẵn. Chất lỏng phun xung quanh tường, bột khô rải sàn nhà.

  Loa ngoài: dùng tiếng kêu bên ngoài và trong nhà để dẫn dụ chim, có nhiều cách sử dụng giàn máy tự động, tiếng kêu phải vừa tùy theo khu vực dân cư ít hay nhiều.

  Cây tạo côn trùng: trồng các loại cây để tạo côn trùng cho chim thích như: cây xung, cây táo nhơn. Cây được trồng xung quanh nhà hoặc vùng bay lượn của chim. Làm như thế sẽ thu hút được yến về rất đông.

  Máy phun sương: nhằm giữ nhiệt độ và độ bên trong nhà chim (80-95% độ ẩm và 25-28 oC)

Chú ý đến một số yếu tố gây nguy hiểm cho chim yến


Các loài chim: Chim đại bang, cú mèo, quạ, bồ câu…tốt nhất không nên để chúng bay xung quanh ngôi nhà yến, nếu thấy phải xua đuổi, không để chúng xâm nhập lại gần vì yến sẽ hoảng sợ.

  Chuột: Chim yến rất sợ loại chuột, nếu chuột vào yến sẽ bay đi nơi khác nên bằng mọi cách phải ngăn chặn chúng từ mọi ngõ ngách để chúng không có cơ hội vào được( thấy là diệt)

  Dơi: rất hôi & luôn quấy động, thậm chí chúng còn ăn trứng và yến con, có nhiều nhất là mùa khô à yến bay đi nơi khác.

  Rệp: là loại rất hôi, khi đóng gỗ tạo ra khe hở trên trần sẽ tạo điều kiện cho chúng sống và phát triển à là yến khó chịu, ko làm tổ.

  Nhện: lưu ý lỗ ra vào có nhện và gián hay không, nếu có phải quét dọn ngay nếu không sẽ làm ảnh hưởng đường bay của yến. Đó là một số kinh nghiệm về kỹ thuật trong nghề nuôi chim yến, hy vọng sẽ giúp ích cho quý bà con. Chúng tôi luôn mong rằng bà con sẽ thành công với nghề nuôi chim yến của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét